Tải file Chương trình Trung cấp Cắt gọt Kim loại
Tải file Chương trình Trung cấp Chế tạo Thiết bị Cơ khí
Tải file Chương trình Trung cấp Hàn
Chương trình nghề: Trung cấp Cắt gọt kim loại
Mã nghề: 5520121; Trình độ đào tạo: Trung cấp
Hình thức đào tạo: chính quy; Đối tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp Trung học cơ sở trở lên
Thời gian đào tạo: 1,5 năm
1. Mục tiêu đào tạo:
1.1. Mục tiêu chung:
Đào tạo nguồn nhân lực kỹ thuật trực tiếp trong sản xuất, dịch vụ có trình độ trung cấp, nhằm trang bị cho người học kiến thức và năng lực chuyên môn các công việc trong lĩnh vực Cắt gọt Kim loại, có khả năng làm việc độc lập và tổ chức làm việc theo nhóm; có kỹ năng sáng tạo, ứng dụng kỹ thuật, công nghệ vào công việc; giải quyết được các tình huống phức tạp trong thực tế; có đạo đức lương tâm nghề nghiệp, ý thức tổ chức kỷ luật, tác phong công nghiệp; có sức khoẻ tạo điều kiện cho người học sau khi tốt nghiệp có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc tiếp tục học lên trình độ cao hơn, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế;
- Có năng lực ngoại ngữ bậc 1/6 Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam hoặc tương đương.
- Có kiến thức về công nghệ thông tin căn bản đáp ứng yêu cầu công việc.
1.2. Mục tiêu cụ thể
1.2.1.Kiến thức:
- Biết được các ký hiệu vật liệu cơ bản: gang, thép, các loại hợp kim...;
- Phân tích được các ký hiệu về dung sai lắp ghép, sơ đồ lắp ghép, chuỗi kích thước;
- Trình bày được đặc điểm, cấu tạo và nguyên lý làm việc của một số loại máy công cụ: máy tiện vạn năng, máy phay vạn năng ... , máy bào - xọc, máy mài, máy tiện CNC, máy phay CNC, máy xung, máy cắt dây...;
- Trình bày được tính chất cơ lý của một số loại vật liệu làm dụng cụ cắt (dao, đá mài, vật liệu gia công kim loại và phi kim loại) và thép làm dao tiện, phay, bào, mũi khoan, mũi doa, đục, giũa...sau khi nhiệt luyện;
- Trình bày được đặc tính của lắp ghép, sai số về hình dáng hình học và vị trí tương quan, độ nhám bề mặt, chuỗi kích thước;
- Trình bày được cấu tạo, nguyên lý làm việc, tính năng kĩ thuật, phạm vi ứng dụng của các dụng cụ đo, cách đo, đọc kích thước và hiệu chỉnh các loại thước cặp, panme, đồng hồ so, thước đo góc vạn năng, đồng hồ đo lỗ...;
- Nắm được nguyên lý hoạt động của động cơ điện không đồng bộ 3 pha, công dụng, cách sử dụng một số loại dụng cụ điện dùng trong máy công cụ;
- Mô tả được các quy tắc, nội quy về an toàn lao động, vệ sinh công nghiệp, phòng chống cháy nổ, quy trình 5S cho cơ sở sản xuất, các biện pháp các biện pháp nhằm tăng năng suất;
- Trình bày được đặc tính kỹ thuật, cấu tạo, nguyên lý làm việc, phương pháp sử dụng, bảo quản các dụng cụ (gá, cắt, kiểm tra...) trên một số loại máy công cụ;
- Tiếp cận được một số phương pháp gia công cơ bản trên máy tiện CNC, máy phay CNC, máy gia công tia lửa điện ... biết một số dạng sai hỏng, nguyên nhân và các biện pháp phòng tránh;
- Trình bày được quy trình công nghệ gia công một số chi tiết theo yêu cầu;
- Trình bày được những kiến thức cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội, pháp luật, quốc phòng an ninh, giáo dục thể chất theo quy định.
1.2.2. Kỹ năng:
- Vẽ được một số bản vẽ chi tiết, bản vẽ lắp đúng yêu cầu kỹ thuật trên phần mềm vẽ kỹ thuật và gia công được chi tiết theo đúng yêu cầu kỹ thuật;
- Chuyển được ký hiệu dung sai thành các kích thước tương ứng để gia công theo yêu cầu;
- Sử dụng được các dụng cụ cắt cầm tay như: Đục, giũa các mặt phẳng, khoan lỗ, cắt ren bằng bàn ren, ta rô, cưa tay;
- Sử dụng thành thạo một hoặc nhiều loại máy công cụ như: máy tiện vạn năng, máy phay vạn năng, máy bào - máy xọc, máy mài, máy khoan - máy doa, máy tiện CNC, máy phay CNC;
- Sử dụng được các dụng cụ kiểm tra, dụng cụ đo;
- Mài được một số loại dao tiện, dao phay, dao bào, mũi khoan đúng yêu cầu kỹ thuật;
- Phát hiện và sửa chữa được một số dạng sai hỏng thông thường của máy, đồ gá. Bảo dưỡng được một số thiết bị công nghệ cơ bản;
- Gia công được một số chi tiết máy định hình trên máy tiện vạn năng, máy phay vạn năng, máy bào - máy xọc, máy mài, máy khoan - máy doa, máy tiện CNC, máy phay CNC theo yêu cầu;
- Lập được quy trình công nghệ để gia công một sản phẩm dưới sự giám sát của cán bộ kỹ thuật;
- Kiểm tra chất lượng sản phẩm theo đúng quy định;
- Lập được kế hoạch sản xuất và quản lý thực hiện kế hoạch, thực hiện quy trình 5S;
- Sử dụng được công nghệ thông tin cơ bản theo quy định; ứng dụng công nghệ thông tin trong một số công việc chuyên môn của ngành, nghề;
- Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản, đạt bậc 1/6 trong Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam; ứng dụng được ngoại ngữ vào một số công việc chuyên môn của ngành, nghề.
1.3. Vi trí việc làm sau khi tốt nghiệp
Sau khi tốt nghiệp người học có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí việc làm của ngành, nghề bao gồm:
- Gia công trên máy tiện vạn năng;
- Gia công trên máy tiện CNC;
- Gia công trên máy phay vạn năng;
- Gia công trên máy phay CNC;
- Gia công trên máy bào, máy xọc;
- Gia công trên máy mài;
- Gia công trên máy doa vạn năng;
- Gia công trên máy xung và trên máy cắt dây;
- Bảo dưỡng hệ thống công nghệ cơ bản;
- Kiểm tra chất lượng sản phẩm.
2. Khối lượng kiến thức và thời gian khóa học
- Số lượng môn học, mô đun: 22
- Khối lượng kiến thức toàn khóa: 76 tín chỉ
- Khối lượng các môn học chung/ đại cương: 255 giờ
- Khối lượng các môn học, mô đun chuyên môn: 1.395 giờ
- Khối lượng lý thuyết: 493 giờ; Thực hành, thực tập, thí nghiệm: 1.082 giờ; Kiểm tra: 75 giờ
3. Nội dung chương trình
Mã MH, MĐ | Tên môn học, mô đun | Số tín chỉ | Thời gian đào tạo (giờ) |
Tổng số | Trong đó | |
Lý thuyết | Thực hành, thí nghiệm, thảo luận, bài tập | Kiểm tra | |
I | Các môn học chung | 16 | 255 | 94 | 148 | 13 | |
MH01A | Giáo dục chính trị 1 | 2 | 30 | 15 | 13 | 2 | |
MH02A | Pháp luật 1 | 1 | 15 | 9 | 5 | 1 | |
MH03A | Giáo dục thể chất 1 | 2 | 30 | 4 | 24 | 2 | |
MH04A | Giáo dục quốc phòng - An ninh 1 | 3 | 45 | 21 | 21 | 3 | |
MH05A | Tin học 1 | 2 | 45 | 15 | 29 | 1 | |
MH06A | Ngoại ngữ (Anh văn) 1 | 6 | 90 | 30 | 56 | 4 | |
II | Các môn học, mô đun đào tạo nghề | 62 | 1395 | 399 | 934 | 62 | |
II.1 | Các môn học, môđun, kỹ thuật cơ sở | 10 | 145 | 114 | 21 | 10 | |
MH07 | Vẽ kỹ thuật | 5 | 70 | 52 | 13 | 5 | |
MH08 | Dung sai lắp ghép và kỹ thuật đo | 3 | 45 | 38 | 4 | 3 | |
MH09 | Kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động | 2 | 30 | 24 | 4 | 2 | |
II.2 | Các môn học, môđun chuyên môn nghề | 52 | 1250 | 285 | 913 | 52 | |
MĐ10 | Gia công mài mặt phẳng | 3 | 60 | 15 | 42 | 3 | |
MĐ11 | Lắp mạch điện cơ bản | 2 | 30 | 15 | 13 | 2 | |
MĐ12 | Kỹ thuật nguội | 3 | 60 | 15 | 42 | 3 | |
MĐ13 | Gia công tiện cơ bản | 5 | 120 | 30 | 85 | 5 | |
MĐ14 | Gia công phay, bào | 5 | 120 | 30 | 85 | 5 | |
MĐ15 | Hàn hồ quang điện | 5 | 120 | 30 | 85 | 5 | |
MĐ16 | Hàn cắt khí | 5 | 120 | 30 | 85 | 5 | |
MĐ17 | Gia công tiện ren | 5 | 120 | 30 | 85 | 5 | |
MĐ18 | Gia công phay đa giác, ly hợp vấu | 3 | 60 | 15 | 42 | 3 | |
MĐ19 | Gia công phay bánh răng trụ răng thẳng | 4 | 90 | 20 | 66 | 4 | |
MĐ20 | Gia công trên máy tiện – phay CNC | 4 | 90 | 20 | 66 | 4 | |
MĐ21 | Gia công tiện định hình | 4 | 90 | 20 | 66 | 4 | |
MĐ22 | Thực tập tốt nghiệp 1 | 4 | 170 | 15 | 151 | 4 | |
Tổng cộng | 78 | 1.650 | 493 | 1.082 | 75 | |
4. Hướng dẫn sử dụng chương trình
4.1. Các môn học chung/đại cương do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với các Bộ/ngành tổ chức xây dựng và ban hành để áp dụng thực hiện.
4.2. Nội dung và thời gian cho các hoạt động ngoại khóa:
-
-
- Nhằm mục đích giáo dục toàn diện, để học sinh có được nhận thức đầy đủ về nghề nghiệp đang theo học, Trường sẽ bố trí tham quan, học tập dã ngoại tại một số xí nghiệp hay sơ sở sản xuất kinh doanh phù hợp với nghề đào tạo.
- Thời gian cho hoạt động ngoại khóa được bố trí ngoài thời gian đào tạo chính khóa vào thời điểm thích hợp.
4.3. Tổ chức thi kết thúc môn học, mô đun:
- Thực hiện theo Quy định của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội:
- Kiểm tra định kỳ được thực hiện theo kế hoạch được quy định trong chương trình môn học, mô-đun;
- Thi kết thúc môn học, mô đun được áp dụng hoặc kết hợp các hình thức: Viết, vấn đáp, trắc nghiệm, bài tập, thực hành, tích hợp.
+ Thi viết và thực hành:
TT | Số giờ | Lý thuyết | Thực hành/tích hợp | Ghi chú |
1 | Từ 30 – dưới 60 | 60 phút | 4 giờ | |
2 | Từ 60 - dưới 120 | 90 phút | 4 giờ | |
3 | Từ 120 trở lên | 120 phút | 8 giờ | |
+ Thi vấn đáp:
Thi vấn đáp có thời gian cho 1 thí sinh là 40 phút chuẩn bị và 20 phút trả lời.
Riêng các môn học/mô đun đặc thù thời gian làm bài cụ thể do Hiệu trưởng xem xét quyết định.
+ Thi trắc nghiệm:
- Dưới 60 giờ: Từ 40 – 50 câu với thời gian kiểm tra 40 – 50 phút;
- Từ 60 giờ trở lên: Từ 50 - 60 câu với thời gian kiểm tra 50 - 60 phút.
4.4. Tổ chức thi tốt nghiệp và xét công nhận tốt nghiệp:
+ Người học phải học hết chương trình đào tạo theo từng ngành, nghề và có đủ điều kiện thì sẽ được dự thi tốt nghiệp.
+ Nội dung thi tốt nghiệp bao gồm: môn Chính trị; Lý thuyết tổng hợp nghề nghiệp; Thực hành nghề nghiệp.
+ Thời gian thi tốt nghiệp:
Môn thi | Hình thức thi | Thời gian thi |
1/ Chính trị | Viết | 90 phút |
Trắc nghiệm | 45 – 60 phút |
2/ Kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp | | |
-
-
- Lý thuyết tổng hợp nghề nghiệp
| Viết, trắc nghiệm | 120 phút |
Vấn đáp | 40 phút chuẩn bị và 20 phút trả lời/1 thí sinh |
| Bài thi thực hành | 8 - 24 giờ |
+ Thời gian bảo vệ chuyên đề, khóa luận tốt nghiệp: Không quá 60 phút/thí sinh.
+ Hiệu trưởng căn cứ vào kết quả thi tốt nghiệp, kết quả bảo vệ chuyên đề, khóa luận tốt nghiệp của người học và các quy định liên quan để xét công nhận tốt nghiệp, cấp bằng tốt nghiệp theo quy định của trường.
4.5. Các chú ý khác:
Quy định về đơn vị thời gian và quy đổi thời gian trong chương trình đào tạo như sau:
+ Đơn vị thời gian trong kế hoạch đào tạo được tính bằng tuần và giờ học.
+ Thời gian học tập trong kế hoạch đào tạo được quy đổi như sau:
- Một giờ học lý thuyết là 45 phút; một giờ học thực hành/thực tập/thí nghiệm/bài tập/thảo luận là 60 phút; một giờ học lý thuyết kết hợp với thực hành là 60 phút.
- Một ngày học thực hành, thí nghiệm, thảo luận, bài tập không quá 8 giờ học.
- Một ngày học lý thuyết không quá 6 giờ học.
+ Mỗi tuần không học quá 40 giờ thực hành, thí nghiệm, thảo luận, bài tập hoặc 30 giờ lý thuyết.
+ Mỗi năm học được chia làm hai học kỳ, mỗi học kỳ ngắn nhất là 18 tuần./.
Tên nghề: Chế tạo thiết bị cơ khí
Mã nghề: 5502104 ; Trình độ đào tạo: Trung cấp
Loại hình đào tạo: Chính quy; Đối tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp Trung học cơ sở trở lên;
Thời gian đào tạo: 1,5 năm
1. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO:
Mục tiêu chung
Chế tạo thiết bị cơ khí trình độ cao đẳng là ngành, nghề thực hiện các công việc chế tạo ra các thiết bị phụ trợ và sản phẩm cơ khí ứng dụng vào quá trình sản xuất và đời sống xã hội như các chi tiết thiết bị trong lĩnh vực cơ khí, xây dựng, điện … các chi tiết thiết bị theo tiêu chuẩn và phi tiêu chuẩn, đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật và an toàn, đáp ứng yêu cầu bậc 5 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam.
Các công việc của nghề chủ yếu được thực hiện tại các phân xưởng, nhà máy, công ty sản xuất và kinh doanh với điều kiện làm việc thuận lợi, đảm bảo an toàn - vệ sinh và sức khỏe. Cường độ làm việc không cao nhưng chịu áp lực lớn về thời gian phục vụ và yêu cầu đảm bảo sự hài lòng đa dạng của khách hàng.
Để hành nghề, người lao động phải có sức khỏe tốt, có đạo đức nghề nghiệp tốt, có đủ kiến thức chuyên môn và kỹ năng nghề đáp ứng với vị trí công việc. Ngoài ra, cần phải thường xuyên học tập để nâng cao khả năng giao tiếp bằng ngoại ngữ, mở rộng kiến thức xã hội; rèn luyện tính cẩn thận, chi tiết, rõ ràng; xây dựng ý thức nghề và sự say mê nghề.
Mục tiêu cụ thể
* Kiến thức:
- Trình bày được sơ đồ cấu tạo, nguyên lý làm việc của các cơ cấu truyền động cơ khí thông dụng và hiện đại;
- Biết được phương pháp lựa chọn các loại vật tư, thiết bị phù hợp với yêu cầu chế tạo;
- Biết được phương pháp đọc bản vẽ thi công và các tài liệu liên quan;
- Trình bày được cách tính toán, triển khai, xếp hình pha cắt kim loại, tiết kiệm vật liệu;
- Phân tích được quy trình công nghệ gia công chế tạo thiết bị cơ khí, lập được quy trình công nghệ;
- Trình bày được an toàn, phòng chống cháy nổ, vệ sinh công nghiệp; tổ chức nơi làm việc khoa học;
- Mô tả và lập được kế hoạch các công việc trong gia công chế tạo thiết bị cơ khí;
- Trình bày được những kiến thức cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội, pháp luật, quốc phòng an ninh, giáo dục thể chất theo quy định.
* Kỹ năng:
- Đọc được bản vẽ thi công và một số tài liệu liên quan;
- Tính toán, triển khai, xếp hình pha cắt kim loại, tiết kiệm vật liệu;
- Lựa chọn được các loại vật tư, thiết bị phù hợp với yêu cầu chế tạo;
- Sử dụng thành thạo và bảo quản các thiết bị, dụng cụ cầm tay của nghề;
- Làm đúng quy trình công nghệ gia công chế tạo thiết bị cơ khí đã được xây dựng;
- Thao tác nắn, cắt, uốn gập, khoan lỗ, tán đinh, lắp ghép tạo ra được các sản phẩm với yêu cầu kỹ thuật cao ở dạng: ống, khung, bình, bồn, bun ke - si lô, thiết bị lọc bụi, cho các công trình công nghiệp và dân dụng;
- Giám sát, kiểm tra, đánh giá được kết quả công việc trong gia công chế tạo thiết bị cơ khí đúng quy trình công nghệ, đạt tiêu chuẩn kỹ thuật;
- Ghi được nhật ký cũng như báo cáo công việc, tiến độ công việc;
- Quản lý được sản phẩm, chất lượng sản phẩm sau gia công;
- Tổ chức thực hiện được các biện pháp vệ sinh công nghiệp, an toàn lao động; nơi làm việc khoa học;
- Sử dụng được công nghệ thông tin cơ bản theo quy định; ứng dụng công nghệ thông tin trong một số công việc chuyên môn của ngành, nghề;
- Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản, đạt bậc 1/6 trong Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam; ứng dụng được ngoại ngữ vào một số công việc chuyên môn của ngành, nghề.
* Thể chất, quốc phòng:
+ Có kiến thức, kỹ năng về thể dục, thể thao cần thiết;
+ Nắm được phương pháp tập luyện nhằm bảo vệ và tăng cường sức khỏe, nâng cao thể lực để học tập và lao động sản xuất;
+ Có kiến thức và kỹ năng cơ bản về quốc phòng - An ninh, sẵn sàng thực hiện nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc.
1.3. Mức độ tự chủ và trách nhiệm
- Chịu trách nhiệm với kết quả công việc của bản thân và nhóm trước lãnh đạo cơ
- Chịu trách nhiệm với kết quả công việc của bản thân trước lãnh đạo cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp;
- Có khả năng giải quyết công việc trong điều kiện làm việc thay đổi;
- Có ý thức trách nhiệm trong công việc bảo quản dụng cụ thiết bị;
- Nghiêm túc trong công việc;
- Tự giác học tập nâng cao trình độ chuyên môn;
- Làm việc độc lập, phối hợp theo nhóm, hợp tác với đồng nghiệp để hoàn thành tốt nhiệm vụ;
- Tuân thủ các quy định, nội quy của phân xưởng, nhà máy; về an toàn lao động và vệ sinh môi trường;
- Làm tốt công tác phòng chống cháy nổ.
1.4. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp
Sau khi tốt nghiệp người học có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí việc làm của ngành, nghề bao gồm:
- Gia công hàn;
- Gia công chi tiết trên máy công cụ;
- Chế tạo kết cấu cơ khí;
- Chế tạo băng tải;
- Chế tạo hệ thống thông gió;
- Chế tạo kết cấu nhà công nghiệp;
- Lắp ráp thiết bị cơ khí;
- Kiểm tra giám sát và hướng dẫn sử dụng thiết bị cơ khí.
1.5. Khả năng học tập, nâng cao trình độ
- Khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp ngành, nghề chế tạo thiết bị cơ khí, trình độ cao đẳng có thể tiếp tục phát triển ở các trình độ cao hơn;
- Người học sau tốt nghiệp có năng lực tự học, tự cập nhật những tiến bộ khoa học công nghệ trong phạm vi ngành, nghề để nâng cao trình độ hoặc học liên thông lên trình độ cao hơn trong cùng ngành nghề hoặc trong nhóm ngành, nghề hoặc trong cùng lĩnh vực đào tạo./.
2. KHỐI LƯỢNG KIẾN THỨC VÀ THỜI GIAN KHÓA HỌC
- Số lượng môn học, mô đun: 22
- Khối lượng kiến thức toàn khóa học: 76 Tín chỉ
- Khối lượng các môn học, mô đun: 1650 giờ
- Khối lượng các môn học chung, đại cương: 255 giờ
- Khối lượng các môn học, mô đun chuyên môn: 1395 giờ
- Khối lượng lý thuyết: 478 giờ; Thực hành, thực tập, thí nghiệm: 1097 giờ; Kiểm tra: 75 giờ
3. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH
Mã MH/MĐ | Tên môn học, môđun | Số tín chỉ | Thời gian đào tạo | |
Tổng số | Trong đó | |
Lý thuyết | Thực hành/ Thực tập/ Thí nghiệm/ Bài tập/ Thảo luận | Thi/ Kiểm tra | |
|
I | Các môn học chung | 16 | 255 | 94 | 148 | 13 | |
MH01A | Giáo dục chính trị 1 | 2 | 30 | 15 | 13 | 2 | |
MH02A | Pháp luật 1 | 1 | 15 | 9 | 5 | 1 | |
MH03A | Giáo dục thể chất 1 | 2 | 30 | 4 | 24 | 2 | |
MH04A | Giáo dục quốc phòng - An ninh 1 | 3 | 45 | 21 | 21 | 3 | |
MH05A | Tin học 1 | 2 | 45 | 15 | 29 | 1 | |
MH06A | Ngoại ngữ (Anh văn) 1 | 6 | 90 | 30 | 56 | 4 | |
II | Các môn học, môđun đào tạo nghề | 60 | 1395 | 384 | 949 | 62 | |
II.1 | Các môn học, môđun, kỹ thuật cơ sở | 10 | 145 | 114 | 21 | 10 | |
MH07 | Vẽ kỹ thuật | 5 | 70 | 52 | 13 | 5 | |
MH08 | Dung sai lắp ghép và kỹ thuật đo | 3 | 45 | 38 | 4 | 3 | |
MH09 | Kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động | 2 | 30 | 24 | 4 | 2 | |
II.2 | Các môn học, môđun chuyên môn nghề | 50 | 1250 | 270 | 928 | 52 | |
MĐ11 | Lắp mạch điện đơn giản | 2 | 30 | 15 | 13 | 2 | |
MĐ12 | Kỹ thuật nguội | 3 | 60 | 15 | 42 | 3 | |
MĐ13 | Gia công tiện cơ bản | 5 | 120 | 30 | 85 | 5 | |
MĐ14 | Gia công phay, bào cơ bản | 4 | 90 | 15 | 71 | 4 | |
MĐ15 | Hàn hồ quang điện | 6 | 150 | 30 | 114 | 6 | |
MĐ16 | Hàn cắt khí | 5 | 120 | 30 | 85 | 5 | |
MĐ17 | Gia công tiện ren | 4 | 90 | 15 | 71 | 4 | |
MĐ18 | Hàn điện tiếp xúc | 3 | 60 | 15 | 42 | 3 | |
MĐ19 | Chế tạo băng tải | 3 | 60 | 15 | 42 | 3 | |
MĐ20 | Chế tạo cột điện cao thế ≥ 35 kv | 3 | 60 | 15 | 42 | 3 | |
MĐ21 | Chế tạo kết cấu nhà công nghiệp | 5 | 120 | 30 | 85 | 5 | |
MĐ22 | Chế tạo thiết bị thông gió công nghiệp | 5 | 120 | 30 | 85 | 5 | |
MĐ23 | Thực tập tốt nghiệp 1 | 4 | 170 | 15 | 151 | 4 | |
| Tổng | 76 | 1650 | 478 | 1097 | 75 | |
(Nội dung chi tiết có Phụ lục kèm theo)
4. Hướng dẫn sử dụng chương trình
4.1. Các môn học chung bắt buộc do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội phối hợp với các Bộ/ngành xây dựng và ban hành để áp dụng thực hiện.
4.2. Hướng dẫn xác định nội dung và thời gian các hoạt động ngoại khóa (được bố trí ngoài thời gian đào tạo) nhằm đạt được mục tiêu giáo dục toàn diện:
Trong quá trình học tập, điều kiện cụ thể, khả năng của Nhà trường và kế hoạch đào tạo hàng năm theo từng khóa học, lớp học và hình thức tổ chức đào tạo đã xác định trong chương trình đào tạo đã công bố nội dung và thời gian cho các hoạt động ngoại khóa đảm bảo đúng quy định.
- Để học sinh có nhận thức đầy đủ về nghề nghiệp đang theo học, nhà trường có thể bố trí tham quan một số cơ sở doanh nghiệp đang sản xuất kinh doanh có gia công kim loại bằng phương pháp cắt gọt kim loại
- Để giáo dục truyền thống, mở rộng nhận thức về văn hóa xã hội có thể bố trí cho học sinh tham quan một số di tích lịch sử, văn hóa, cách mạng, tham gia các hoạt động xã hội tại địa phương;
- Thời gian cho hoạt động ngoại khoá bố trí ngoài thời gian đào tạo chính khoá vào một thời điểm thích hợp:
4.3. Hướng dẫn tổ chức kiểm tra hết môn học, môđun:
- Thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội:
- Kiểm tra định kỳ được thực hiện theo kế hoạch được quy định trong chương trình môn học, mô-đun;
- Thi kết thúc môn học, mô đun được áp dụng hoặc kết hợp các hình thức: Viết, vấn đáp, trắc nghiệm, bài tập, thực hành, tích hợp.
+ Thi viết và thực hành:
TT | Số giờ | Lý thuyết | Thực hành/tích hợp | Ghi chú |
1 | Từ 30 – dưới 60 | 60 phút | 4 giờ | |
2 | Từ 60 - dưới 120 | 90 phút | 4 giờ | |
3 | Từ 120 trở lên | 120 phút | 8 giờ | |
+ Thi vấn đáp:
Thi vấn đáp có thời gian cho 1 thí sinh là 40 phút chuẩn bị và 20 phút trả lời.
Riêng các môn học/mô đun đặc thù thời gian làm bài cụ thể do Hiệu trưởng xem xét quyết định.
+ Thi trắc nghiệm:
Dưới 60 giờ: Từ 40 – 50 câu với thời gian kiểm tra 40 – 50 phút;
Từ 60 giờ trở lên: Từ 50 - 60 câu với thời gian kiểm tra 50 - 60 phút.
4.4. Hướng dẫn thi tốt nghiệp:
+ Người học phải học hết chương trình đào tạo theo từng ngành, nghề và có đủ điều kiện thì sẽ được dự thi tốt nghiệp.
+ Nội dung thi tốt nghiệp bao gồm: môn Chính trị; Lý thuyết tổng hợp nghề nghiệp; Thực hành nghề nghiệp.
+ Thời gian thi tốt nghiệp:
Môn thi | Hình thức thi | Thời gian thi |
1/ Chính trị | Viết | 120 phút |
Trắc nghiệm | 45 – 60 phút |
2/ Kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp | | |
Lý thuyết tổng hợp nghề nghiệp | Viết, trắc nghiệm | 120 phút |
Vấn đáp | 40 phút chuẩn bị và 20 phút trả lời/1 thí sinh |
Thực hành nghề | Bài thi thực hành | 8 - 24 giờ |
+ Thời gian bảo vệ chuyên đề, khóa luận tốt nghiệp: Không quá 60 phút/thí sinh.
+ Hiệu trưởng căn cứ vào kết quả thi tốt nghiệp, kết quả bảo vệ chuyên đề, khóa luận tốt nghiệp của người học và các quy định liên quan để xét công nhận tốt nghiệp, cấp bằng và công nhận danh hiệu kỹ sư thực hành hoặc cử nhân thực hành (đối với trình độ cao đẳng) theo quy định của trường.
4.5. Các chú ý khác:
- Chương trình đào tạo này có thể dùng để giảng dạy cho đối tượng tuyển sinh liên thông dọc từ Trung cấp lên Cao đẳng thì cân chỉnh kế hoạch tổng thể (2 học kỳ cuối năm thứ 3); học bổ sung những kiến thức, kỹ năng chưa học ở bậc Trung cấp.
- Quy định về đơn vị thời gian và quy đổi thời gian trong chương trình đào tạo như sau:
+ Đơn vị thời gian trong kế hoạch đào tạo được tính bằng tuần và giờ học.
+ Thời gian học tập trong kế hoạch đào tạo được quy đổi như sau:
Một giờ học lý thuyết là 45 phút; một giờ học thực hành/thực tập/thí nghiệm/bài tập/thảo luận là 60 phút; một giờ học lý thuyết kết hợp với thực hành là 60 phút.
Một ngày học thực hành, thí nghiệm, thảo luận, bài tập không quá 8 giờ học.
Một ngày học lý thuyết không quá 6 giờ học.
+ Mỗi tuần không học quá 40 giờ thực hành, thí nghiệm, thảo luận, bài tập hoặc 30 giờ lý thuyết.
+ Mỗi năm học được chia làm hai học kỳ, mỗi học kỳ ngắn nhất là 18 tuần./.
Tên ngành nghề: Hàn;
Mã ngành nghề: 5520123; Trình độ đào tạo: Trung cấp
Hình thức đào tạo: Chính quy; Đối tượng tuyển sinh:Tốt nghiệp Trung học cơ sở trở lên;
Thời gian đào tạo: 1,5 năm
Mục tiêu đào tạo
Mục tiêu chung
Đào tạo nguồn nhân lực kỹ thuật trực tiếp trong sản xuất, dịch vụ có trình độ trung cấp nhằm trang bị cho người học kiến thức và năng lực chuyên môn các công việc trong lĩnh vực Hàn, có khả năng làm việc độc lập và tổ chức làm việc theo nhóm; có khả năng sáng tạo, ứng dụng kỹ thuật, công nghệ vào công việc; giải quyết được các tình huống phức tạp trong thực tế; có đạo đức lương tâm nghề nghiệp, ý thức tổ chức kỷ luật, tác phong công nghiệp; có sức khoẻ tạo điều kiện cho người học sau khi tốt nghiệp có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc tiếp tục học lên trình độ cao hơn, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế;
- Có năng lực ngoại ngữ bậc 1/6 Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam hoặc tương đương.
- Có kiến thức về công nghệ thông tin căn bản đáp ứng yêu cầu công việc.
Mục tiêu cụ thể
* Kiến thức:
- Trình bày được các phương pháp gia công, chế tạo phôi hàn;
- Trình bày được phạm vi ứng dụng của các phương pháp hàn: SMAW, GMAW, GTAW, FCAW, SAW….;
- Trình bày được nguyên lý, cấu tạo và vận hành thiết bị hàn SMAW, GMAG, FCAW, SAW, GTAW…;
- Mô tả được phương pháp tính chế độ hàn và cách chọn chế độ hàn hợp lý;
- Nhận biết được các ký hiệu mối hàn, phương pháp hàn trên bản vẽ kỹ thuật;
- Trình bày và giải thích được quy trình hàn, chọn được vật liệu hàn, áp dụng vào thực tế của sản xuất;
- Mô tả được quy trình kiểm tra ngoại dạng mối hàn theo tiêu chuẩn quốc tế AWS, ISO;
- Giải thích được các ký hiệu vật liệu hàn, vật liệu cơ bản;
- Mô tả được các kiến thức cơ bản về bảo vệ môi trường, sử dụng năng lượng và tài nguyên hiệu quả;
- Trình bày được nguyên nhân và biện pháp phòng tránh khuyết tật của mối hàn;
- Trình bày được những kiến thức cơ bản về an toàn phòng cháy, chống nổ và cấp cứu người khi bị tai nạn xẩy ra;
Trình bày được những kiến thức cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội, pháp luật, quốc phòng an ninh, giáo dục thể chất theo quy định.
* Kỹ năng:
- Đọc được các ký hiệu vật liệu hàn, ký hiệu mối hàn, vị trí hàn trong các bản vẽ;
- Chế tạo được phôi hàn theo yêu cầu kỹ thuật của bản vẽ bằng mỏ cắt khí bằng tay, máy cắt khí con rùa;
- Gá lắp được các kết cấu hàn theo các vị trí khác nhau theo yêu cấu kỹ thuật;
- Đấu nối, vận hành, điều chỉnh được chế độ hàn trên các thiết bị hàn SMAW, GMAW, FCAW, GTAW...;
- Hàn được các mối hàn bằng phương pháp hàn SMAW từ kết cấu đơn giản đến phức tạp các thép các bon thường, mối hàn đạt chất lượng theo yêu cầu kỹ thuật của bản vẽ;
- Hàn được các mối hàn GMAW các vị trí hàn từ 1F - 3F và từ 1G - 3G đảm bảo yêu cầu kỹ thuật;
- Hàn được các mối hàn bằng phương pháp hàn GTAW cơ bản;
- Sửa chữa được một số mối hàn bị sai hỏng, xác định được nguyên nhân và biện pháp khắc phục đề phòng;
- Bảo dưỡng được thiết bị, dụng cụ và phòng chống cháy nổ của nghề hàn;
- Tổ chức thực hiện được các biện pháp an toàn lao động và vệ sinh lcông nghiệp, phòng chống cháy nổ;
- Xử lý được tình huống sơ cứu người bị nạn tại các công trình thi công;
- Áp dụng được những biện pháp bảo vệ môi trường, sử dụng năng lượng và tài nguyên hiệu quả;
- Sử dụng được công nghệ thông tin cơ bản theo quy định; khai thác, xử lý, ứng dụng công nghệ thông tin trong công việc chuyên môn của ngành, nghề;
- Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản, đạt bậc 1/6 trong Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam; ứng dụng được ngoại ngữ vào công việc chuyên môn của ngành, nghề.
Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp
Sau khi tốt nghiệp người học có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí việc làm của ngành, nghề bao gồm:
- Hàn kết cấu;
- Hàn hơi;
- Hàn đặc biệt.
Mức độ tự chủ và trách nhiệm
- Có khả năng làm việc độc lập trong điều kiện làm việc thay đổi, chịu trách nhiệm cá nhân và chịu trách nhiệm một phần đối với nhóm;
- Hướng dẫn, giám sát những thợ bậc thấp hơn thực hiện công việc đã định sẵn theo sự phân công;
- Có đạo đức, lương tâm nghề nghiệp, ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp nhằm tạo điều kiện sau khi tốt nghiệp có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc tiếp tục học lên trình độ cao hơn;
- Đánh giá hoạt động của cá nhân và một phần kết quả thực hiện của nhóm.
-Khả năng học tập, nâng cao trình độ
- Khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp ngành, nghề Hàn, trình độ trung cấp có thể tiếp tục phát triển ở các trình độ cao hơn;
Người học sau tốt nghiệp có năng lực tự học, tự cập nhật những tiến bộ khoa học công nghệ trong phạm vi ngành, nghề để nâng cao trình độ hoặc học liên thông lên trình độ cao hơn trong cùng ngành nghề hoặc trong nhóm ngành, nghề hoặc trong cùng lĩnh vực đào tạo
Khối lượng kiến thức và thời gian khóa học
Số lượng môn học, mô đun: 21
Khối lượng kiến thức toàn khóa học: 78 Tín chỉ
Khối lượng môn học, mô đun: 1.650 giờ
Khối lượng các môn học chung/đại cương: 255 giờ
Khối lượng các môn học, mô đun chuyên môn: 1.395 giờ
Khối lượng lý thuyết: 493 giờ; Thực hành, thực tập, thí nghiệm: 1083 giờ, kiểm tra: 74 giờ.
Nội dung chương trình
MÃ MH, MĐ | Tên môn học, mô đun | Số tín chỉ | Thời gian học tập (giờ) |
Tổng số | Trong đó |
Lý thuyết | Thực hành, thí nghiệm, thảo luận, bài tập | Thi/ |
Kiểm tra |
I | Các môn học chung | 16 | 255 | 94 | 148 | 13 |
MH01A | Giáo dục chính trị 1 | 2 | 30 | 15 | 13 | 2 |
MH02A | Pháp luật 1 | 1 | 15 | 9 | 5 | 1 |
MH03A | Giáo dục thể chất 1 | 2 | 30 | 4 | 24 | 2 |
MH04A | Giáo dục quốc phòng - An ninh 1 | 3 | 45 | 21 | 21 | 3 |
MH05A | Tin học 1 | 2 | 45 | 15 | 29 | 1 |
MH06A | Ngoại ngữ (Anh văn) 1 | 6 | 90 | 30 | 56 | 4 |
II | Các môn học, mô đun đào tạo nghề | 62 | 1395 | 399 | 935 | 61 |
II.1 | Các môn học kỹ thuật cơ sở | 10 | 145 | 114 | 22 | 9 |
MH07 | Vẽ kỹ thuật | 5 | 70 | 52 | 14 | 4 |
MH08 | Dung sai lắp ghép và kỹ thuật đo | 3 | 45 | 38 | 4 | 3 |
MH09 | Kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động | 2 | 30 | 24 | 4 | 2 |
II.2 | Các mô đun chuyên môn nghề | 52 | 1250 | 285 | 913 | 52 |
MĐ12 | Lắp mạch điện đơn giản | 2 | 30 | 15 | 13 | 2 |
MĐ13 | Kỹ thuật nguội | 3 | 60 | 15 | 42 | 3 |
MĐ14 | Gia công tiện cơ bản | 5 | 120 | 30 | 85 | 5 |
MĐ15 | Gia công phay, bào | 4 | 90 | 15 | 71 | 4 |
MĐ16 | Hàn hồ quang điện 1 | 7 | 150 | 45 | 98 | 7 |
MĐ17 | Hàn cắt khí | 6 | 150 | 30 | 114 | 6 |
MĐ18 | Hàn điện xúc | 3 | 60 | 15 | 42 | 3 |
MĐ19 | Chế tạo kết cấu hàn | 5 | 120 | 30 | 85 | 5 |
MĐ20 | Hàn MIG/MAG/TIG 1 | 5 | 120 | 30 | 85 | 5 |
MĐ21 | Hàn tự động dưới lớp thuốc bảo vệ | 3 | 60 | 15 | 42 | 3 |
MĐ22 | Hàn hồ quang điện 2 | 5 | 120 | 30 | 85 | 5 |
MĐ23 | Thực tập tốt nghiệp 1 | 4 | 170 | 15 | 151 | 4 |
Tổng cộng | 78 | 1650 | 493 | 1083 | 74 |
Hướng dẫn sử dụng chương trình
Các môn học chung bắt buộc do bộ Lao Động – Thương binh và Xã hội phối hợp với các Bộ/ngành tổ chức xây dựng và ban hành để áp dụng thực hiện
Hướng dẫn xác định nội dung và thời gian cho các hoạt động ngoại khóa:
Nhằm mục đích giáo dục toàn diện, để học sinh có được nhận thức đầy đủ về nghề nghiệp đang theo học, Trường sẽ bố trí tham quan, học tập dã ngoại tại một số xí nghiệp hay sơ sở sản xuất kinh doanh phù hợp với nghề đào tạo.
Thời gian cho hoạt động ngoại khóa được bố trí ngoài thời gian đào tạo chính khóa vào thời điểm thích hợp.
Hướng dẫn tổ chức kiểm tra hết môn học, mô đun:
- Thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội:
- Kiểm tra định kỳ được thực hiện theo kế hoạch được quy định trong chương trình môn học, mô-đun;
- Thi kết thúc môn học, mô đun được áp dụng hoặc kết hợp các hình thức: Viết, vấn đáp, trắc nghiệm, bài tập, thực hành, tích hợp.
+ Thi viết và thực hành:
TT | Số giờ | Lý thuyết | Thực hành/tích hợp | Ghi chú |
1 | Từ 30 – dưới 60 | 60 phút | 4 giờ | |
2 | Từ 60 - dưới 120 | 90 phút | 4 giờ | |
3 | Từ 120 trở lên | 120 phút | 8 giờ | |
+ Thi vấn đáp:
Thi vấn đáp có thời gian cho 1 thí sinh là 40 phút chuẩn bị và 20 phút trả lời.
Riêng các môn học/mô đun đặc thù thời gian làm bài cụ thể do Hiệu trưởng xem xét quyết định.
+ Thi trắc nghiệm:
Dưới 60 giờ: Từ 40 – 50 câu với thời gian kiểm tra 40 – 50 phút;
Từ 60 giờ trở lên: Từ 50 - 60 câu với thời gian kiểm tra 50 - 60 phút
Hướng dẫn thi tốt nghiệp và xét công nhận tốt nghiệp:
+ Người học phải học hết chương trình đào tạo theo từng ngành, nghề và có đủ điều kiện thì sẽ được dự thi tốt nghiệp.
+ Nội dung thi tốt nghiệp bao gồm: môn Chính trị; Lý thuyết tổng hợp nghề nghiệp; Thực hành nghề nghiệp.
+ Thời gian thi tốt nghiệp:
Môn thi | Hình thức thi | Thời gian thi |
1/ Chính trị | Viết, vấn đáp, trắc nghiệm | 90 phút |
2/ Kiến thức, kỹ năng nghề | | |
Lý thuyết nghề | Viết, vấn đáp, trắc nghiệm | 180 phút |
Thực hành nghề | Bài thi thực hành | 24 giờ |
Mô đun tốt nghiệp (tích hợp lý thuyết với thực hành) | Bài thi lý thuyết và thực hành | 24 giờ |
+ Thời gian bảo vệ chuyên đề, khóa luận tốt nghiệp: Không quá 60 phút/người học
+ Hiệu trưởng căn cứ vào kết quả thi tốt nghiệp, kết quả bảo vệ chuyên đề, khóa luận tốt nghiệp của người học và các quy định liên quan để xét công nhận tốt nghiệp, cấp bằng và công nhận danh hiệu kỹ sư thực hành hoặc cử nhân thực hành (đối với trình độ cao đẳng) theo quy định của trường.
4.5. Các chú ý khác:
- Chương trình đào tạo này dùng để giảng dạy cho đối tượng tuyển sinh liên thông dọc từ Trung cấp lên Cao đẳng thì cân chỉnh kế hoạch tổng thể (2 học kỳ cuối năm thứ 3); học bổ sung những kiến thức, kỹ năng chưa học ở bậc Trung cấp.
- Quy định về đơn vị thời gian và quy đổi thời gian trong chương trình đào tạo như sau :
+ Đơn vị thời gian trong kế hoạch đào tạo được tính bằng tuần và giờ học.
+ Thời gian học tập trong kế hoạch đào tạo được quy đổi như sau:
Một giờ học lý thuyết là 45 phút; một giờ học thực hành/thực tập/thí nghiệm/bài tập/thảo luận là 60 phút; một giờ học lý thuyết kết hợp với thực hành là 60 phút.
Một ngày học thực hành, thí nghiệm, thảo luận, bài tập không quá 8 giờ học.
Một ngày học lý thuyết không quá 6 giờ học.
+ Mỗi tuần không học quá 40 giờ thực hành, thí nghiệm, thảo luận, bài tập hoặc 30 giờ lý thuyết.
+ Mỗi năm học được chia làm hai học kỳ, mỗi học kỳ ngắn nhất là 18 tuần./.