Giới thiệu đơn vị

Giới thiệu về Khoa Cơ khí chế tạo

02:02 | 22/09/2018

I. CƠ CẤU TỔ CHỨC KHOA

- Thạc sỹ, Phùng Văn Tĩnh

- Chức Vụ: Trưởng khoa

- Điện thoại: 0905189388

- Email: phungvantinh@cdnpy.edu.vn

- Thạc sỹ, Lê Thanh Tạo

- Chức Vụ: Tổ trưởng

- Điện thoại: 0918972063

- Email: lethanhtao@cdnpy.edu.vn

- Kỹ sư, Võ Xuân Hoang

- Chức Vụ: Giảng viên

- Điện thoại: 0907962899

- Email: voxuanhoang@cdnpy.edu.vn

- Kỹ sư, Trần Kim Lai

- Chức Vụ: Giảng viên

- Điện thoại: 090569529

- Email: trankimlai@cdnpy.edu.vn

- Kỹ sư, Nguyễn Tấn Tùng

- Chức Vụ: Giảng viên

- Điện thoại: 0914046876

- Email: nguyentantung@cdnpy.edu.vn

II. NGÀNH NGHỀ ĐÀO TẠO

1. Hệ Trung cấp:

            - Nghề Chế tạo Thiết bị Cơ khí

            - Nghề Hàn

            - Nghề Cắt gọt Kim loại

2. Hệ Cao đẳng:

           - Nghề Chế tạo Thiết bị Cơ khí

            - Nghề Hàn

III. CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CỦA KHOA CƠ KHÍ CHẾ TẠO

Khoa Cơ khí chế tạo có chức năng trực tiếp thực hiện chương trình đào tạo các nghề được phân công theo kế hoạch đào tạo chung của Trường và chịu trách nhiệm về nội dung, chất lượng đào tạo, tiến độ giảng dạy và học tập các môn học, mô đun đào tạo của các nghề được phân công.

Nhiệm vụ, quyền hạn của  khoa chuyên môn:

1- Quản lý giảng viên, giáo viên, cán bộ quản lý, viên chức, người lao động và người học thuộc khoa, bộ môn theo phân công của Hiệu trưởng. Phân công giáo viên giảng dạy theo kế hoạch, tiến độ giảng dạy; quản lý, tổ chức việc giảng dạy của giáo viên thuộc quyền quản lý của khoa.

2- Thực hiện kế hoạch giảng dạy, học tập và các hoạt động ngoại khóa khác theo chương trình, kế hoạch giảng dạy hằng năm của trường theo quy định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

Bao gồm:

a) Tổ chức thực hiện kế hoạch đào tạo đúng nội dung, chương trình dạy nghề và tiến độ đào tạo, các hoạt động ngoại khoá trong học kỳ, năm học, khoá học đối với các nghề mà khoa đã được phân công giảng dạy.

Căn cứ kế hoạch đào tạo của trường trong học kỳ, năm học do phòng Đào tạo xây dựng và đã được Hiệu trưởng phê duyệt, khoa xây dựng kế hoạch, tiến độ giảng dạy trong học kỳ, năm học, lập thời khóa biểu đối với các môn học, mô đun đào tạo nghề mà khoa được phân công giảng dạy và tổ chức thực hiện.

Lập kế hoạch đào tạo và tổ chức thực hiện kế hoạch đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo trung cấp, cao đẳng hệ liên thông các nghề khoa đào tạo.

Các kế hoạch, tiến độ giảng dạy, thời khóa biểu, phân công giáo viên, kế hoạch giáo viên của khoa phải được báo cáo phòng Đào tạo để phòng Đào tạo thực hiện các công việc về quản lý đào tạo theo chức năng, nhiệm vụ của phòng.

b) Xây dựng chương trình đào tạo của từng nghề theo từng trình độ đào tạo thuộc khoa mình quản lý hoặc do Hiệu trưởng giao.

c) Tổ chức biên soạn đề cương chi tiết các môn học, mô-đun, tín chỉ liên quan bảo đảm tính thống nhất, tránh chồng chéo giữa các môn học, mô-đun, tín chỉ của chương trình đào tạo hoặc giữa các trình độ đào tạo.

d) Tổ chức phát triển chương trình đào tạo, xây dựng các đề án, biên soạn tài liệu, giáo trình đào tạo theo định hướng phát triển của nhà trường; phát triển chương trình đào tạo, giáo trình, tài liệu giảng dạy trình độ cao đẳng, trình độ trung cấp, trình độ sơ cấp và các chương trình đào tạo thường xuyên theo quy định. Tổ chức nghiên cứu đổi mới nội dung chương trình đào tạo, giáo trình dạy học nhằm nâng cao chất lượng đào tạo. Tổ chức rút kinh nghiệm, cập nhật tiến bộ công nghệ, khoa học kỹ thuật, cải tiến nội dung chương trình đào tạo; tổ chức biên soạn, xây dựng mới hoặc rà soát, hiệu chỉnh, bổ sung chương trình, giáo trình, tài liệu học tập các môn học, mô đun do khoa giảng dạy.

đ) Tổ chức nghiên cứu cải tiến phương pháp giảng dạy, học tập nhằm nâng cao chất lượng đào tạo. Tổ chức công tác nghiên cứu khoa học, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào quá trình dạy nghề, hội thảo chuyên đề, các hoạt động về cải tiến phương pháp giảng dạy trong khoa... Tổ chức triển khai áp dụng các phương pháp dạy học tích cực; triển khai ứng dụng tiến bộ công nghệ dạy học vào trong giảng dạy.

e) Xây dựng và thực hiện phương pháp kiểm tra, thi, đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của người học, bảo đảm chuẩn đầu ra của người học theo mục tiêu của chương trình đào tạo đã được công bố, đáp ứng nhu cầu sử dụng của thị trường lao động. Tổ chức các hoạt động kiểm tra thường xuyên, kiểm tra định kỳ các môn học, mô đun để đánh giá kết quả học tập của học sinh, sinh viên theo đúng qui chế thi, kiểm tra và công nhận tốt nghiệp do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành. Tổ chức thực hiện kế hoạch kiểm tra hết môn học, mô đun, thi tốt nghiệp  đúng quy chế.

3- Lập kế hoạch và tổ chức thực hiện các hoạt động khoa học và công nghệ; hợp tác với các tổ chức khoa học và công nghệ, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ liên quan đến ngành nghề đào tạo và huy động sự tham gia của doanh nghiệp vào quá trình đào tạo của khoa, bộ môn;

4- Xây dựng kế hoạch phát triển về số lượng và chất lượng đội ngũ giảng viên, giáo viên của khoa; ngành, nghề đào tạo và cơ sở vật chất, thiết bị phục vụ cho đào tạo và nghiên cứu khoa học; tăng cường điều kiện bảo đảm chất lượng đào tạo và trình Hiệu trưởng phê duyệt kế hoạch. 

 

Tổ chức thực hiện các hoạt động thực nghiệm, nghiên cứu khoa học, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, công nghệ vào quá trình đào tạo;

5- Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống cho giảng viên, cán bộ quản lý, viên chức, người lao động, người học; có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho giảng viên và người lao động thuộc khoa, bộ môn;

6- Tổ chức đánh giá giảng viên, cán bộ quản lý, viên chức, người lao động trong khoa, bộ môn (thuộc khoa) và tham gia đánh giá cán bộ quản lý trong trường theo quy định của nhà trường;

7- Quản lý, sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo theo quy định của Hiệu trưởng; đề xuất, xây dựng các kế hoạch bổ sung, bảo trì thiết bị đào tạo của khoa, bộ môn. Quản lý, sử dụng, khai thác có hiệu quả cơ sở vật chất (nhà cửa, máy móc, trang thiết bị, phương tiện dạy học....) của khoa theo quy định của Hiệu trưởng. Tổ chức bảo dưỡng thường xuyên và định kỳ thiết bị, máy móc của khoa.  Quản lý, sử dụng an toàn, tiết kiệm và có hiệu quả vật tư và thiết bị. Tổ chức làm mô hình, học cụ, phương tiện dạy học; thiết kế phòng học chuyên môn. Đề xuất, xây dựng các kế hoạch mua sắm vật tư, thiết bị; kế hoạch mua sắm bổ sung, bảo trì, sửa chữa máy móc, thiết bị dạy nghề và nhà xưởng thực hành...thuộc khoa quản lý.

8- Bồi dưỡng giáo viên mới, giáo viên tập sự của khoa.

9- Tham gia tuyển sinh hệ đào tạo chính quy trình độ trung cấp, cao đẳng. Tổ chức tuyển sinh đào tạo trình độ sơ cấp và hệ đào tạo liên thông trình độ trung cấp, cao đẳng đối với các nghề khoa đào tạo.

10- Quản lý, tổ chức, đánh giá việc học tập, rèn luyện của học sinh, sinh viên thuộc khoa đào tạo theo quy định của Nhà nước và Nhà trường. Đề xuất phân công giáo viên chủ nhiệm và quản lý công tác GVCN của khoa. Phối hợp với phòng Công tác HSSV quản lý toàn diện học sinh, sinh viên học các nghề do khoa đào tạo. Phối hợp với phòng Đào tạo, phòng Công tác học sinh, sinh viên về đánh giá xếp loại, thi đua, khen thưởng của HSSV.

11- Tổ chức các hoạt động thi học sinh, sinh viên giỏi, tổ chức hội giảng cấp khoa hàng năm.

12- Thực hiện chế độ báo cáo theo quy định của Hiệu trưởng.

13- Được quyền phối hợp tác nghiệp với các phòng, khoa khác theo chức năng, nhiệm vụ được giao.

14- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Hiệu trưởng phân công.

IV. VỊ TRÍ VIỆC LÀM

- Làm việc trong các lĩnh vực như: cơ khí, xây dựng, giao thông, đóng tàu, dầu khí, ...

- Bạn sẽ được làm việc một trong các: doanh nghiệp, tập đoàn lớn, khu công nghiệp, trong những công ty chế tạo máy hiện đại, hoặc trong những nhà máy đóng tàu ...

- Vận hành các nhà máy sản xuất.

- Tổ sửa chữa, bảo trì trong các nhà máy sản xuất.

- Lập trình gia công trong các nhà máy chuyên về công nghệ cao CNC (CNC = Computerized Numerical control) là lập trình và điều khiển quá trình gia công theo chương trình số với sự trợ giúp của máy tính. Đây là  mốc quan trọng của quá trình phát triển các máy công cụ điều khiển số gắn liền với quá trình phát triển của công nghệ điện tử và tin học.

- Thiết kế khuôn mẫu cho các nhà máy, công ty,...

V. LIÊN KẾT ĐÀO TẠO VÀ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM

- Được học lên trình độ cao hơn.

- Lên kết với các trường đại học để học sinh, sinh viên có thể học lên đại học sau khi tốt nghiệp tại trường Cao đẳng Ngề Phú Yên.

Liên kết với công ty, doanh nghiệp để đào tạo và giải quyết việc làm cho học sinh, sinh viên của khoa sau tốt nghiệp:

+ Công ty CƠ KHÍ CHÍNH XÁC VIỆT NHẬT TÂN

+ Liên kết với công ty TNHH CƠ KHÍ ĐÔNG PHƯƠNG, địa chỉ: Tổ 14, khu phố Thiên Bình, phường Tam Phước, thành phố Biên Hòa, tỉnh đồng Nai.

+Công ty CƠ KHÍ TRƯỜNG PHÁT, địa chỉ: 189, đường 03, quận 09, thành phố Thủ Đức.

- Các em có thể tự mở các xưởng gia công và làm chủ.

- Xuất khẩu lao động tại Nhật Bản, Hàn Quốc.