Chương trình Trung Cấp

Chương trình Trung cấp Khoa Điện- điện lạnh

09:46 | 27/02/2022

Chương trình Trung cấp Điện Công nghiệp 

Chương trình Trung cấp Cơ Điện lạnh Thủy sản

Chương trình Trung cấp vận hành sửa chữa thiết bị lạnh

 

Tên ngành, nghề: Điện công nghiệp

Mã ngành, nghề: 5520227; Trình độ đào tạo: Trung cấp

Hình thức đào tạo:  Chính quy; Đối tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp THCS trở lên

Thời gian đào tạo: 1,5 năm

Văn bằng tốt nghiệp: Trung cấp

1. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO

1.1. Mục tiêu chung

Chương trình đào tạo nghề Điện công nghiệp đào tạo học sinh trở thành những kỹ thuật viên  đáp ứng yêu cầu bậc 4 trong khung trình độ quốc gia Việt Nam, có phẩm chất chính trị, đạo đức và sức khỏe tốt; có kiến thức cơ bản về khoa học xã hội và khoa học tự nhiên; có trình độ chuyên môn và kỹ năng thực hành trong lĩnh vực Điện công nghiệp; có khả năng thích ứng với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật và khoa học công nghệ để phục vụ cho công việc chuyên môn, đồng thời có khả năng tự học nâng cao trình độ và học liên thông lên các bậc học cao hơn.

1.2. Mục tiêu cụ thể:

1.2.1 Kiến thức:

Trình bày được những nguyên tắc và những tiêu chuẩn để đảm bảo an toàn lao động, an toàn điện cho ng­ười và thiết bị;

Trình bày được cấu tạo, nguyên lý hoạt động, tính chất, ứng dụng của các thiết bị điện, khí cụ điện ;

Trình bày được các phương pháp đo các thông số và các đại lượng cơ bản của mạch điện;

Phát biểu được các khái niệm, định luật, định lý cơ bản trong mạch điện một chiều, xoay chiều, xoay chiều ba pha;

Trình bày được các ký hiệu quy ước trên bản vẽ điện;

Trình bày được cấu tạo, nguyên lý làm việc của máy điện;

Trình bày được phương pháp tính toán các thông số, quấn dây hoàn thành máy biến áp công suất nhỏ theo đúng yêu cầu;

Phân tích được sơ đồ nguyên lý hệ thống điện của các máy công cụ như máy tiện, máy phay, máy khoan, máy bào và các máy sản xuất như băng tải, cầu trục, thang máy;

Trình bày được nguyên lý của các loại cảm biến; các mạch điện cảm biến;

Trình bày được nguyên lý của hệ thống cung cấp truyền tải điện;

Trình bày được nguyên tắc và phương pháp điều khiển tốc độ của hệ truyền động điện;

Phân tích được cấu tạo, nguyên lý của một số thiết bị điển hình như inverter, các bộ biến đổi;

Trình bày được cấu tạo, ký hiệu, tính chất, ứng dụng các linh kiện thụ động;

Trình bày được cấu tạo, ký hiệu, tính chất, ứng dụng các linh kiện bán dẫn, các cách mắc linh kiện trong mạch điện, cách xác định thông số kỹ thuật của linh kiện;

Trình bày được cấu tạo một số mạch điện tử đơn giản ứng dụng linh kiện điện tử và nguyên lý hoạt động của chúng;

Mô tả được cách sử dụng các thiết bị đo, các thiết bị hàn;

Trình bày được cấu tạo, nguyên lý hoạt động của các linh kiện điện tử công suất;

Trình bày được các quy trình trong bảo trì, thay thế các linh kiện điện tử công suất đạt tiêu chuẩn kỹ thuật;

Trình bày được cấu trúc và nguyên lý hoạt động của hệ điều khiển lập trình;

- Trình bày được những kiến thức cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội, pháp luật, quốc phòng an ninh, giáo dục thể chất theo quy định.

1.2.2 Kỹ năng:

Đọc được các ký hiệu quy ước trên bản vẽ điện;

- Tính toán được thông số, quấn dây hoàn thành máy biến áp công suất nhỏ theo đúng yêu cầu;

Lắp đặt được các hệ thống để bảo vệ an toàn trong công nghiệp và dân dụng;

Thực hiện được công tác an toàn lao động, vệ sinh công nghiệp và các biện pháp sơ, cấp cứu ngư­ời bị điện giật;

Xác định và phân loại được các loại  khí cụ điện và thiết bị điện cơ bản;

Tính chọn được các loại  khí cụ điện và thiết bị điện cơ bản;

Tháo lắp được các loại vật liệu điện, khí cụ điện;

Đo được các thông số và các đại lượng cơ bản của mạch điện;

Tính toán được các thông số kỹ thuật trong mạch điện một chiều, xoay chiều, xoay chiều ba pha ở trạng thái xác lập;

Vẽ và phân tích được chính xác sơ đồ dây quấn stato của động cơ khồng bộ một pha, ba pha;

Tính toán, quấn lại được động cơ một pha, ba pha bị hỏng theo số liệu có sẵn;

Lắp đặt, vận hành, bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa được máy điện theo yêu cầu;

Tháo lắp và sửa chữa được các khí cụ điện đúng theo thông số của nhà sản xuất;

Xác định được hư hỏng và sửa chữa được các thiết bị điện gia dụng theo tiêu chuẩn của nhà sản xuất;

Lắp đặt được hệ thống chiếu sáng cho hộ gia đình theo bản vẽ thiết kế;

Lắp đặt, sửa chữa được các mạch mở máy, dừng máy cho động cơ 3 pha, 1 pha, động cơ một chiều;

Lắp ráp được các mạch bảo vệ và tín hiệu;

Lắp ráp, sửa chữa được các mạch điện máy cắt gọt kim loại như: mạch điện máy khoan, máy tiện, phay, bào, mài...và các máy sản xuất như cầu trục, thang máy, ;

Lắp ráp, cài đặt được các mạch điện cảm biến;

Sửa chữa, thay thế được các mạch điện cảm biến;

Tính, chọn được dây dẫn, bố trí hệ thống điện phù hợp với điều kiện làm việc, mục đích sử dụng trong một tòa nhà, phân xưởng hoặc nhà máy;

Lắp đặt được đường dây cung cấp điện cho một tòa nhà, phân xưởng phù hợp với yêu cầu và đạt tiêu chuẩn;

Tính, chọn được động cơ điện phù hợp cho một hệ truyền động điện không điều chỉnh và có điều chỉnh;

Xác định được các linh kiện trên sơ đồ mạch điện và thực tế. Vẽ, phân tích các sơ đồ mạch điện cơ bản ứng dụng linh kiện điện tử;

Sử dụng thành thạo các thiết bị đo để đo, kiểm tra các linh kiện điện tử, các thành phần của mạch điện, các tham số của mạch điện;

Hàn và tháo lắp đúng kỹ thuật các mạch điện tử;

Kiểm tra được chất lượng các linh kiện điện tử công suất trong bảo trì, thay thế các linh kiện điện tử công suất cơ bản;

Kết nối thành thạo PLC với PC và với các thiết bị ngoại vi;

Viết được chương trình cho các loại PLC khác nhau đạt yêu cầu kỹ thuật;

1.2.3 Mức độ tự chủ và trách nhiệm

- Tuân thủ, nghiêm túc thực hiện học tập và nghiên cứu, tìm hiểu môi trường làm việc để nâng cao trình độ kiến thức chuyên môn nghề nghiệp, kỹ năng trong tổ chức các hoạt động nghề nghiệp, đáp ứng đòi hỏi trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước;

- Có đủ sức khỏe, tâm lý vững vàng, tác phong làm việc nhanh nhẹn, linh hoạt dể làm việc trong cả điều kiện khắc nghiệt của thời tiết ngo ài trời, trên cột điện cao đảm bảo an toàn lao động, cũng như có đủ tự tin, kỷ luật để làm việc trong các doanh nghiệp nước ngoài;

- Làm việc độc lập trong điều kiện làm việc thay đổi, chịu trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm một phần đối với nhóm;

Chịu trách nhiệm đánh giá chất lượng công việc sau khi hoàn thành và kết quả thực hiện của bản thân trước lãnh đạo cơ quan, tổ chức, đơn vị;

Có ý thức học tập, rèn luyện để nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp.

1.3. Vị trí làm việc sau tốt nghiệp:

            Sau khi tốt nghiệp người học có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí việc làm của ngành, nghề bao gồm:

Lắp đặt hệ thống điện công trình;

Lắp đặt và vận hành hệ thống cung cấp điện;

Lắp đặt tủ điện;

Sửa chữa, bảo dưỡng, vận hành máy điện;

Lắp đặt mạch máy công cụ;

Sửa chữa, bảo trì, bảo dưỡng mạch máy công cụ;

2. KHỐI LƯỢNG KIẾN THỨC VÀ THỜI GIAN KHÓA HỌC

- Số lượng môn học, mô đun:: 24

- Khối lượng kiến thức toàn khóa: 66  tín chỉ

- Khối lượng các môn học chung : 255 giờ

- Khối lượng các môn học, mô đun chuyên môn:  1330 giờ

- Khối lượng lý thuyết: 427  giờ; Thực hành, Thực tập, Thí nghiệm:1.094 giờ

Mã MH/MĐ

Tên môn học/mô đun

Số tín chỉ

Thời gian học tập (giờ)

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành/ thực tập/thí nghiệm/bài tập/thảo luận

Thi/ Kiểm tra

I

Các môn học chung

 

 

 

 

 

MH01A

Giáo dục chính trị 1

2

30

15

13

2

MH02A

Pháp luật 1

1

15

9

5

1

MH03A

Giáo dục thể chất 1

2

30

4

24

2

MH04A

Giáo dục quốc phòng - An ninh 1

3

45

21

21

3

MH05A

Tin học 1

2

45

15

29

1

MH06A

Ngoại ngữ (Anh văn) 1

6

90

30

56

4

II

Các môn học, mô đun chuyên môn

         

II.1

Môn học, mô đun cơ sở

         

MH 07

An toàn điện

2

30

17

12

1

MH 08

Mạch điện

3

45

24

19

2

MĐ 09

Khí cụ điện

2

45

19

24

2

II.2

Môn học, mô đun chuyên môn

 

 

 

 

 

MĐ 10

Đo lường điện

2

45

15

28

2

MĐ 11

Sửa chữa  và bảo dưỡng thiết bị điện gia dụng

2

60

12

45

3

MĐ 12

Lắp đặt điện chiếu sáng

2

60

12

45

3

MĐ 13

Kỹ thuật  cảm biến

2

60

12

45

3

MĐ14

Cung cấp điện

3

60

34

23

3

MĐ 15

Sửa chữa quấn dây máy điện cơ bản

5

120

30

85

5

MĐ 16

Điện tử cơ bản

3

75

24

48

3

MĐ 17

Trang bị điện

5

120

30

85

5

MĐ 18

Kỹ thuật lắp đặt điện

2

60

14

43

3

MĐ 19

Điều khiển lập trình rơ le

3

75

24

48

3

MĐ 20

PLC cơ bản

3

75

24

48

3

MĐ 21

Điều khiển điện - khi nén - thủy lực

3

75

15

56

4

MĐ 22

Truyền động điện cơ bản 

2

45

19

24

2

MĐ 23

Thực tập sản xuất

3

140

4

134

2

MĐ 24

Thực tập tốt nghiệp

3

140

4

134

2

 

Tổng cộng

66

1.585

427

1094

64

 

4. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH

4.1. Các môn học chung

Các môn học chung sử dụng các môn học chung bắt buộc do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội phối hợp với các Bộ/ngành tổ chức xây dựng và ban hành để áp dung thực hiện

4.2. Xác định nội dung và thời gian cho các hoạt động ngoại khoá:

- Nội dung hoạt động ngoại khoá bao gồm:

+ Hoạt động thể dục, thể thao, văn nghệ;

+ Hoạt động thư viện; tham quan thực tế;

+ Hoạt động công tác đoàn thanh niên;

+ Các hoạt động tình nguyện…

- Nội dung cụ thể do Khoa chuyên môn và Tổ chức đoàn thể trong trường xây dựng kế hoạch và hiệu trưởng duyệt để thực hiện;

- Thời gian tổ chức hoạt động ngoại khoá không tính vào thời gian học tập và phải tổ chức ngoài giờ học của người học;

4.3. Tổ chức thi kết thúc môn học, mô đun:

            Lịch thi, thời gian, nội dung và hình thức thi kết thúc môn học, mô đun thực hiện theo quy chế thi, kiểm tra và xét công nhận tốt nghiệp do Hiệu trưởng ban hành căn cứ theo quy định của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.

4.4. Xét công nhận tốt nghiệp:

- Người học phải học và hoàn thành chương trình đào tạo của nghề và đủ điều kiện theo quy chế do Hiệu trưởng ban hành căn cứ theo quy định của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành thì được xét tốt nghiệp;

- Hiệu trưởng căn cứ vào kết quả học tập tất cả các môn học, mô đun của người học và các quy định liên quan để xét công nhận và cấp bằng tốt nghiệp Trung cấp cho người học.

 

Tên nghề: Cơ điện lạnh thuỷ sản

Mã nghề: 5510340

Trình độ đào tạo:Trung cấp

Hình thức đào tạo: Chính quy

Đối tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp Trung học cơ sở trở lên

Thời gian đào tạo:1,5 năm

1. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO:

1.1. Mục tiêu chung:

- Đào tạo nguồn nhân lực kỹ thuật trực tiếp trong sản xuất, dịch vụ có trình độ cao đẳng nhằm trang bị cho người học kiến thức và năng lực chuyên môn các công việc trong lĩnh vực Cơ điện lạnh thuỷ sản, có khả năng làm việc độc lập và tổ chức làm việc theo nhóm; có khả năng sáng tạo, ứng dụng kỹ thuật, công nghệ vào công việc; giải quyết được các tình huống phức tạp trong thực tế; có đạo đức lương tâm nghề nghiệp, ý thức tổ chức kỷ luật, tác phong công nghiệp; có sức khoẻ tạo điều kiện cho người học sau khi tốt nghiệp có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc tiếp tục học lên trình độ cao hơn, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế;

- Có năng lực ngoại ngữ bậc 2/6 Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam hoặc tương đương.

- Có kiến thức về công nghệ thông tin căn bản đáp ứng yêu cầu công việc.

1.2. Mục tiêu cụ thể:

1.2.2 Kiến thức

-  Trình bày được các quy định tiêu chuẩn trong bản vẽ về nghề cơ điện lạnh thủy sản

- Phân tích được sơ đồ thiết bị và nguyên lý hoạt động của hệ thống lạnh;

- Phân tích được bản chất về nguyên lý hoạt động, nguyên tắc cấu tạo các thiết bị lạnh và chỉ ra những đặc điểm riêng, chuyên biệt của từng chủng loại và theo từng hãng sản xuất;

- Trình bày được nguyên lý hoạt động các thiết bị điều khiển, thiết bị đo, kiểm tra;

- Trình bày được các quy trình vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị lạnh trong công nghiệp, dân dụng và thương nghiệp;

- Phân tích được những hiện tượng, nguyên nhân hư hỏng và cách kiểm tra, sửa chữa, thay thế các thiết bị lạnh trong hệ thống lạnh thủy sản ;

- Phân tích được các đặc tính kỹ thuật, so sánh được các thông số kỹ thuật của các chi tiết, cụm chi tiết, các thiết bị lạnh trong hệ thống máy lạnh công nghiệp, dân dụng và thương nghiệp;

- Trình bày được các biện pháp an toàn phòng chống cháy nổ, phòng chống tai nạn lao động và phương pháp sơ cứu người bị tai nạn;

- Trình bày được các yêu cầu, biện pháp thực hiện xanh hóa nghề  cơ điện lạnh thủy sản

- Trình bày được những vấn đề cơ bản về quản lý, nguyên tắc và phương pháp lập kế hoạch, tổ chức thực hiện và giám sát, đánh giá quá trình vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị lạnh trong hệ thống lạnh thủy sản;

- Trình bày được những kiến thức cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội, pháp luật, quốc phòng an ninh, giáo dục thể chất theo quy định.

1.1.3. Kỹ năng

- Đọc được các bản vẽ kỹ thuật về hệ thống lạnh  trong hệ thống lạnh thủy sản

- Vận hành thành thạo các thiết bị trong hệ thống lạnh đúng quy trình, đảm bảo tối ưu hóa các thông số vận hànhtrong hệ thống lạnh thủy sản;

- Bảo dưỡng được hệ thống lạnh theo đúng quy trình, đảm bảo an toàn cho người và thiết bị trong hệ thống lạnh thủy sản;

- Xác định được các nguyên nhân hư hỏng và sửa chữa được các hư hỏng thông thường của thiết bị lạnh trong hệ thống lạnh thủy sản;

- Sử dụng thành thạo dụng cụ đồ nghề sửa chữa thiết bị lạnh đảm bảo an toàn, đúng yêu cầu kỹ thuật;

- Sử dụng thành thạo các trang thiết bị bảo hộ an toàn đúng kỹ thuật, sơ cứu được nạn nhân khi xảy ra sự cố;

- Tổ chức sản xuất và quản lý điều hành được hoạt động của tổ, nhóm vận hành, bảo dưỡng và sửa chữa trong hệ thống lạnh thủy sản;

- Đề xuất và thực hiện được giải pháp hạn chế chất phát thải gây hại cho môi trường trong quá trình bảo dưỡng, sửa chữa, vận hành thiết bị lạnh trong hệ thống lạnh thủy sản;

- Sử dụng được công nghệ thông tin cơ bản theo quy định; khai thác, xử lý, ứng dụng công nghệ thông tin trong công việc chuyên môn của ngành, nghề;

- Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản, đạt bậc 2/6 trong Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam; ứng dụng được ngoại ngữ vào công việc chuyên môn của ngành, nghề.

1.2  Mức độ tự chủ trách nhiệm

- Tuân thủ các nội quy của cơ quan, đơn vị; các quy định về vệ sinh an toàn lao động, phòng cháy, chữa cháy;

- Có đạo đức nghề nghiệp, tác phong công nghiệp, ý thức tổ chức kỷ luật, có trách nhiệm trong việc sử dụng và bảo quản tài sản chung;

- Tuân thủ các quy định về pháp luật trong kinh doanh;

- Chủ động đề xuất, xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện công việc;

- Làm việc độc lập hoặc làm việc theo nhóm, hợp tác với đồng nghiệp giải quyết công việc, vấn đề phức tạp trong điều kiện làm việc thay đổi;

- Quan tâm, chăm sóc khách hàng, đồng nghiệp với thái độ lịch sự, thân thiện;

- Chịu trách nhiệm đánh giá chất lượng công việc sau khi hoàn thành và kết quả thực hiện của bản thân và các thành viên trong nhóm trước lãnh đạo cơ quan, tổ chức, đơn vị.

1.3 Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp

Sau khi tốt nghiệp người học có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí việc làm của ngành, nghề bao gồm:

- Vận hành hệ thống lạnh thủy sản, hệ thống lạnh công nghiệp và tàu cá;

- Vận hành hệ thống máy lạnh dân dụng và thương nghiệp;

- Bảo dưỡng hệ thống lạnh công nghiệp; bảo dưỡng hệ thống máy lạnh dân dụng và thương nghiệp; sửa chữa hệ thống lạnh công nghiệp hệ thống lạnh thủy sản chuyên biệt ;

- Sửa chữa hệ thống máy lạnh dân dụng, thương nghiệp và hệ thống máy lạnh trong hệ thống lạnh thủy sản ;

- Kinh doanh, dịch vụ vật tư - thiết bị lạnh ;

1.4. Khả năng học tập, nâng cao trình độ

- Khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp ngành, nghề Cơ điện lạnh thủy sản  trình độ  trung cấp có thể tiếp tục phát triển ở các trình độ cao hơn;

- Người học sau tốt nghiệp có năng lực tự học, tự cập nhật những tiến bộ khoa học công nghệ trong phạm vi ngành, nghề để nâng cao trình độ hoặc học liên thông lên trình độ cao hơn trong nhóm ngành, nghề hoặc trong cùng lĩnh vực đào tạo./

2. KHỐI LƯỢNG KIẾN THỨC VÀ THỜI GIAN KHOÁ HỌC: 

- Số lượng môn học, mô đun: 23 mô đun, môn học 

- Khối lượng kiến thức toàn khóa học: 66Tín chỉ

- Khối lượng các môn học chung/đại cương: 225 giờ

- Khối lượng các môn học, mô đun chuyên môn: 1310 giờ

-Khối lượng lý thuyết: 461giờ; Thực hành, thực tập, thí nghiệm: 1104giờ

3. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH:

Mã MH/MĐ

Tên môn học/mô đun

Số tín chỉ

Thời gian học tập (giờ)

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành/ thực tập/thí nghiệm

/bài tập/

thảo luận

Thi/ Kiểm tra

I

Các môn học chung

14

255

101

143

11

MH01

Chính trị

2

30

15

13

2

MH02

Pháp luật

1

15

9

5

1

MH03

Giáo dục thể chất

1

30

5

23

2

MH04

Giáo dục quốc phòng - An ninh

2

45

23

19

3

MH05

Tin học

2

45

15

29

1

MH06

Tiếng Anh

6

90

34

54

2

II

Các môn học, mô đun chuyên môn

52

1340

384

905

51

II.1

Môn học, mô đun cơ sở

12

255

114

127

14

MH07

Vẽ kỹ thuật

2

30

12

16

2

MH08

Kỹ thuật điện

1

30

12

16

2

MH09

An toàn lao động Điện - Lạnh

1

30

12

16

2

MH10

Đo lường Điện - Lạnh

2

30

12

16

2

MH11

Kỹ thuật điện tử

2

60

20

38

2

MH12

Kỹ thuật Lạnh

2

45

22

21

2

MH13

Kỹ thuật nhiệt

2

30

24

4

2

II.2

Môn học, mô đun chuyên môn

40

1085

270

778

37

MĐ15

Máy điện trong hệ thống lạnh

3

75

16

56

3

MĐ16

Gia công Nguôi - Gò - Hàn

5

90

30

56

4

MH17

Bảo dưỡng và sửa chữa Bơm - Quạt - Máy nén

2

45

18

25

2

MĐ18

Ứng dụng khí cụ điện và sơ đồ mạch điện trong hệ thống lạnh

4

90

20

67

3

MĐ19

Lắp đặt và sửa chữa hệ thống lạnh dân dụng và  thương nghiệp

6

180

45

130

5

MĐ 20

Lắp đặt và sửa chữa hệ thống lạnh công nghiệp

6

180

45

130

5

MĐ21

Vận hành và sửa chữa hệ thống lạnh chế biến thủy sản

4

90

30

56

4

MĐ27

Lập trình PLC

3

75

28

44

3

MĐ29

Vận hành và sửa chữa hệ thống lạnh vận tải

3

60

30

28

2

MĐ 30

Thực tập sản xuất

2

100

4

93

3

MĐ 31

Thực tập tốt nghiệp

2

100

4

93

3

 

Tổng cộng

66

1595

485

1048

62

4. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH

4.1. Các môn học chung bắt buộc do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với các Bộ/ngành tổ chức xây dựng và ban hành để áp dụng thực hiện.

4.2. Nội dung và thời gian cho các hoạt động ngoại khóa:

Nhằm mục đích giáo dục toàn diện, để học sinh có được nhận thức đầy đủ về nghề nghiệp đang theo học, Trường sẽ bố trí tham quan, học tập dã ngoại tại một số xí nghiệp hay sơ sở sản xuất kinh doanh phù hợp với nghề đào tạo.

Thời gian cho hoạt động ngoại khóa được bố trí ngoài thời gian đào tạo chính khóa vào thời điểm thích hợp.

4.3. Tổ chức thi kết thúc môn học, mô đun:

- Thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội:

            - Kiểm tra định kỳ được thực hiện theo kế hoạch được quy định trong chương trình môn học, mô-đun;

- Thi kết thúc môn học, mô đun được áp dụng hoặc kết hợp các hình thức: Viết, vấn đáp, trắc nghiệm, bài tập, thực hành, tích hợp

- Thi viết và thực hành:

TT

Số giờ

Lý thuyết

Thực hành/tích hợp

Ghi chú

1

Từ 30 –  dưới 60

60 phút

4 giờ

 

2

Từ 60 -  dưới 120

90 phút

4 giờ

 

3

Từ 120 trở lên

120 phút

8 giờ

 

- Thi vấn đáp:

Thi vấn đáp có thời gian cho 1 thí sinh là 40 phút chuẩn bị và 20 phút trả lời.

Riêng các môn học/mô đun đặc thù thời gian làm bài cụ thể do Hiệu trưởng xem xét quyết định.

- Thi trắc nghiệm:

+ Từ dưới 60 giờ: Từ 40 – 50  câu với thời gian 40 – 50 phút;

+ Từ 60 giờ trở lên: Từ 50 - 60 câu với thời gian 50 - 60 phút.

4.4. Tổ chức thi tốt nghiệp và xét công nhận tốt nghiệp:

- Đối với đào tạo theo niên chế:

+ Người học phải học hết chương trình đào tạo theo từng ngành, nghề và có đủ điều kiện thì sẽ được dự thi tốt nghiệp.

+ Nội dung thi tốt nghiệp bao gồm: môn Chính trị; Lý thuyết tổng hợp nghề nghiệp; Thực hành nghề nghiệp.

+ Thời gian thi tốt nghiệp:

Môn thi

Hìnhthứcthi

Thờigianthi

1/ Chínhtrị

Viết

90 phút

2/ Kiến thức, kỹ năng nghề

 

 

Lý thuyết nghề

Viết

120 phút

Thực hành nghề

Bàithithựchành

Khôngquá 24h

Mô đun tốt nghiệp (tích hợp lý thuyết với thực hành)

Bài thi lý thuyết và thực hành

Khôngquá 24h

+ Thời gian bảo vệ chuyên đề, khóa luận tốt nghiệp: Không quá 60 phút/người học

+ Hiệu trưởng căn cứ vào kết quả thi tốt nghiệp, kết quả bảo vệ chuyên đề, khóa luận tốt nghiệp của người học và các quy định liên quan để xét công nhận tốt nghiệp, cấp bằng và công nhận danh hiệu kỹ sư thực hành hoặc cử nhân thực hành (đối với trình độ cao đẳng) theo quy định của trường.

4.5. Các chú ý khác:

- Chương trình đào tạo này có thể dùng để giảng dạy cho đối tượng tuyển sinh liên thông dọc từ Trung cấp lên Cao đẳng thì cân chỉnh kế hoạch tổng thể (2 học kỳ cuối năm thứ 3); học bổ sung những kiến thức, kỹ năng chưa học ở bậc Trung cấp.

- Trên cơ sở chương trình đào tạo trình độ Trung cấp, trường đã xây dựng chương trình dạy nghề trình độ Cao đẳng cho các mô đun bổ sung.

- Quy định về đơn vị thời gian và quy đổi thời gian trong chương trình đào tạo như sau :

+ Đơn vị thời gian trong kế hoạch đào tạo được tính bằng tuần và giờ học.

+ Thời gian học tập trong kế hoạch đào tạo được quy đổi như sau:

* Một giờ học lý thuyết là 45 phút; một giờ học thực hành/thực tập/thí nghiệm/bài tập/thảo luận là 60 phút; một giờ học lý thuyết kết hợp với thực hành là 60 phút.

* Một ngày học thực hành, thí nghiệm, thảo luận, bài tập không quá 8 giờ học.

* Một ngày học lý thuyết không quá 6 giờ học.

+ Mỗi tuần không học quá 40 giờ thực hành, thí nghiệm, thảo luận, bài tập hoặc 30 giờ lý thuyết.

+ Mỗi năm học được chia làm hai học kỳ, mỗi học kỳ ngắn nhất là 18 tuần./.

 

Tên nghề:Vận hành sửa chữa thiết bị lạnh

Mã nghề: 5520255

Trình độ đào tạo: Trung cấp

Hình thức đào tạo: Chính quy tập trung

Đối tượng tuyển sinh:Tốt nghiệp Trung học cơ sở trở lên

Thời gian đào tạo:1,5 năm

1. Mục tiêu đào tạo

1.1. Mục tiêu chung:

- Hiểu và vận dụng các kiến thức cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội và pháp luật đáp ứng yêu cầu công việc và hoạt động xã hội thuộc lĩnh vực chuyên môn;

- Có đạo đức nghề nghiệp, làm việc chuyên nghiệp, chủ động tìm kiếm tri thức và học tập suốt đời; thường xuyên cập nhật thông tin trong lĩnh vực công nghệ kỹ thuật điện lạnh;

- Nắm vững các kiến thức khoa học cơ bản; vận dụng tốt kiến thức cơ sở và chuyên ngành điện lạnh vào hoạt động chuyên môn khi làm việc;

            - Sử dụng thành thạo tin học phục vụ chuyên môn và đạt trình độ ngoại ngữ cơ bản. Có năng lực thực hành thuyết trình và sử dụng công cụ truyền thông hỗ trợ;

1.2. Mục tiêu cụ thể

1.2.1. Kiến thức:

-  Trình bày được các quy định tiêu chuẩn trong bản vẽ về vận hành, sửa chữa thiết bị lạnh;

- Phân tích được sơ đồ thiết bị và nguyên lý hoạt động của hệ thống lạnh;

- Phân tích được bản chất về nguyên lý hoạt động, nguyên tắc cấu tạo các thiết bị lạnh và chỉ ra những đặc điểm riêng, chuyên biệt của từng chủng loại và theo từng hãng sản xuất;

- Trình bày được nguyên lý hoạt động các thiết bị điều khiển, thiết bị đo, kiểm tra;

- Trình bày được các quy trình vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị lạnh trong công nghiệp, dân dụng và thương nghiệp;

- Phân tích được những hiện tượng, nguyên nhân hư hỏng và cách kiểm tra, sửa chữa, thay thế các thiết bị lạnh;

- Phân tích được các đặc tính kỹ thuật, so sánh được các thông số kỹ thuật của các chi tiết, cụm chi tiết, các thiết bị lạnh trong hệ thống máy lạnh công nghiệp, dân dụng và thương nghiệp;

- Trình bày được các biện pháp an toàn phòng chống cháy nổ, phòng chống tai nạn lao động và phương pháp sơ cứu người bị tai nạn;

- Trình bày được những vấn đề cơ bản về quản lý, nguyên tắc và phương pháp lập kế hoạch, tổ chức thực hiện và giám sát, đánh giá quá trình vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị lạnh;

- Trình bày được những kiến thức cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội, pháp luật, quốc phòng an ninh, giáo dục thể chất theo quy định.

1.2.2. Kỹ năng:

- Đọc được các bản vẽ kỹ thuật về vận hành, sửa chữa thiết bị lạnh;

- Vận hành thành thạo các thiết bị trong hệ thống lạnh đúng quy trình, đảm bảo tối ưu hóa các thông số vận hành;

- Bảo dưỡng được hệ thống lạnh theo đúng quy trình, đảm bảo an toàn cho người và thiết bị;

- Xác định được các nguyên nhân hư hỏng và sửa chữa được các hư hỏng thông thường của thiết bị lạnh;

- Sử dụng thành thạo dụng cụ đồ nghề sửa chữa thiết bị lạnh đảm bảo an toàn, đúng yêu cầu kỹ thuật;

- Sử dụng thành thạo các trang thiết bị bảo hộ an toàn đúng kỹ thuật, sơ cứu được nạn nhân khi xảy ra sự cố;

- Đề xuất và thực hiện được giải pháp hạn chế chất phát thải gây hại cho môi trường trong quá trình bảo dưỡng, sửa chữa, vận hành thiết bị lạnh;

- Sử dụng được công nghệ thông tin cơ bản theo quy định; khai thác, xử lý, ứng dụng công nghệ thông tin trong công việc chuyên môn của ngành, nghề;

- Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản, đạt bậc 2/6 trong Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam; ứng dụng được ngoại ngữ vào công việc chuyên môn của ngành, nghề.

1.2.3. Năng lực tự chủ và trách nhiệm:

            - Tuân thủ các nội quy của cơ quan, đơn vị; các quy định về vệ sinh an toàn lao động, phòng cháy, chữa cháy;

            - Có đạo đức nghề nghiệp, tác phong công nghiệp, ý thức tổ chức kỷ luật, có trách nhiệm trong việc sử dụng và bảo quản tài sản chung;

            - Tuân thủ các quy định về pháp luật trong kinh doanh;

            - Chủ động đề xuất, xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện công việc;

            - Làm việc độc lập hoặc làm việc theo nhóm, hợp tác với đồng nghiệp giải quyết công việc, vấn đề phức tạp trong điều kiện làm việc thay đổi;

            - Hướng dẫn giám sát những người khác thực hiện nhiệm vụ xác định; chịu trách nhiệm với kết quả công việc của bản thân và nhóm;

            - Quan tâm, chăm sóc khách hàng, đồng nghiệp với thái độ lịch sự, thân thiện;

            - Chịu trách nhiệm đánh giá chất lượng công việc sau khi hoàn thành và kết quả thực hiện của bản thân và các thành viên trong nhóm trước lãnh đạo cơ quan, tổ chức, đơn vị.

1.3. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp:

            Học sinh sau khi tốt nghiệp nghề Vận hành sửa chữa thiết bị lạnh trình độ Trung cấp có thể làm việc ở các vị trí:

- Làm việc tại các nhà máy chế biến thủy, hải sản và các nhà máy có sử dụng hệ thống lạnh;

- Làm việc tại các cơ sở kinh doanh – dịch vụ thiết bị lạnh;

- Làm việc tại các công ty chuyên thi công lắp đặt hệ thống lạnh và điều hòa không khí;

2. Khối lượng kiến thức và thời gian khóa học: 

- Số lượng môn học, mô đun: 23 mô đun, môn học 

- Khối lượng kiến thức toàn khóa học: 64 tín chỉ

- Khối lượng các môn học chung/đại cương: 255  giờ

- Khối lượng các môn học, mô đun chuyên môn: 1340giờ

-Khối lượng lý thuyết: 485 giờ; Thực hành, thực tập, thí nghiệm: 1110 giờ

3. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH:

Mã MH/MĐ

Tên môn học/mô đun

Số tín chỉ

Thời gian học tập (giờ)

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành/ thực tập/thí nghiệm/bài tập/thảo luận

Thi/ Kiểm tra

I

Các môn học chung

14

255

101

143

11

MH01

Giáo dục chính trị

2

30

15

13

2

MH02

Pháp luật

1

15

9

5

1

MH03

Giáo dục thể chất

1

30

5

23

2

MH04

Giáo dục quốc phòng - An ninh

2

45

23

19

3

MH05

Tin học

2

45

15

29

1

MH06

Tiếng Anh

6

90

34

54

2

II

Các môn học, mô đun chuyên môn

50

1340

384

905

51

II.1

Môn học, mô đun cơ sở

12

255

114

127

14

MH07

Vẽ kỹ thuật

2

30

12

16

2

MH08

Kỹ thuật điện

1

30

12

16

2

MĐ09

An toàn lao động Điện - Lạnh

1

30

12

16

2

MĐ10

Đo lường Điện - Lạnh

2

30

12

16

2

MĐ11

Kỹ thuật điện tử

2

60

20

38

2

MĐ12

Kỹ thuật Lạnh

2

45

22

21

2

MH 13

Kỹ thuật nhiệt

2

30

24

4

2

II.2

Môn học, mô đun chuyên môn

38

1085

270

778

37

MĐ15

Máy điện trong hệ thống lạnh

3

75

16

56

3

MĐ16

Gia công Nguôi - Gò - Hàn

4

90

30

56

4

MH17

Bảo dưỡng và sửa chữa Bơm - Quạt - Máy nén

2

45

18

25

2

MĐ18

Ứng dụng khí cụ điện và sơ đồ mạch điện trong hệ thống lạnh

4

90

20

67

3

MĐ19

Lắp đặt và sửa chữa hệ thống lạnh dân dụng và  thương nghiệp

6

180

45

130

5

20

Lắp đặt và sửa chữa hệ thống lạnh công nghiệp

6

180

45

130

5

MĐ21

Vận hành, bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống lạnh

6

150

60

84

6

MĐ27

Lập trình PLC

3

75

28

44

3

29

Thực tập sản xuất

2

100

4

93

3

30

Thực tập tốt nghiệp

2

100

4

93

3

 

Tổng cộng

64

1595

485

1048

62

4. Hướng dẫn sử dụng chương trình

4.1. Các môn học chung bắt buộc do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với các Bộ/ngành tổ chức xây dựng và ban hành để áp dụng thực hiện.

4.2. Nội dung và thời gian cho các hoạt động ngoại khóa:

Nhằm mục đích giáo dục toàn diện, để học sinh có được nhận thức đầy đủ về nghề nghiệp đang theo học, Trường sẽ bố trí tham quan, học tập dã ngoại tại một số xí nghiệp hay sơ sở sản xuất kinh doanh phù hợp với nghề đào tạo.

Thời gian cho hoạt động ngoại khóa được bố trí ngoài thời gian đào tạo chính khóa vào thời điểm thích hợp.

4.3. Tổ chức thi kết thúc môn học, mô đun:

- Theo quy định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội:

            - Kiểm tra định kỳ được thực hiện theo kế hoạch được quy định trong chương trình môn học, mô-đun;

- Thi kết thúc môn học, mô đun được áp dụng hoặc kết hợp các hình thức: Viết, vấn đáp, trắc nghiệm, bài tập, thực hành, tích hợp.

+ Thi viết và thực hành:

TT

Số giờ

Lý thuyết

Thực hành/tích hợp

Ghi chú

1

Từ 30 –  dưới 60

60 phút

4 giờ

 

2

Từ 60 -  dưới 120

90 phút

4 giờ

 

3

Từ 120 trở lên

120 phút

8 giờ

 

+Thi vấn đáp:

Thi vấn đáp có thời gian cho 1 thí sinh là 40 phút chuẩn bị và 20 phút trả lời.

Riêng các môn học/mô đun đặc thù thời gian làm bài cụ thể do Hiệu trưởng xem xét quyết định.

+ Thi trắc nghiệm:

Dưới 60 giờ: Từ 40 – 50  câu với thời gian kiểm tra 40 – 50 phút;

Từ 60 giờ trở lên: Từ 50 - 60 câu với thời gian kiểm tra 50 - 60 phút.

4.4. Tổ chức thi tốt nghiệp và xét công nhận tốt nghiệp:

+ Người học phải học hết chương trình đào tạo theo từng ngành, nghề và có đủ điều kiện thì sẽ được dự thi tốt nghiệp.

+ Nội dung thi tốt nghiệp bao gồm: môn Chính trị; Lý thuyết tổng hợp nghề nghiệp; Thực hành nghề nghiệp.

+ Thời gian thi tốt nghiệp:

 

Môn thi

Hình thức thi

Thời gian thi

1/ Chính trị

Viết

90 phút

Trắc nghiệm

45 – 60 phút

2/ Kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp

 

 

Lý thuyết tổng hợp nghề nghiệp

Viết, trắc nghiệm

120 phút

Vấn đáp

40 phút chuẩn bị và 20 phút trả lời/1 thí sinh

Thực hành nghề

Bài thi thực hành

8 - 24 giờ

+ Thời gian bảo vệ chuyên đề, khóa luận tốt nghiệp: Không quá 60 phút/người học

+ Hiệu trưởng căn cứ vào kết quả thi tốt nghiệp, kết quả bảo vệ chuyên đề, khóa luận tốt nghiệp của người học và các quy định liên quan để xét công nhận tốt nghiệp, cấp bằng và công nhận danh hiệu kỹ sư thực hành hoặc cử nhân thực hành (đối với trình độ cao đẳng) theo quy định của trường.

4.5. Các chú ý khác:

- Quy định về đơn vị thời gian và quy đổi thời gian trong chương trình đào tạo như sau :

+ Đơn vị thời gian trong kế hoạch đào tạo được tính bằng tuần và giờ học.

+ Thời gian học tập trong kế hoạch đào tạo được quy đổi như sau:

Một giờ học lý thuyết là 45 phút; một giờ học thực hành/thực tập/thí nghiệm/bài tập/thảo luận là 60 phút; một giờ học lý thuyết kết hợp với thực hành là 60 phút.

Một ngày học thực hành, thí nghiệm, thảo luận, bài tập không quá 8 giờ học.

Một ngày học lý thuyết không quá 6 giờ học.

+ Mỗi tuần không học quá 40 giờ thực hành, thí nghiệm, thảo luận, bài tập hoặc 30 giờ lý thuyết.

+ Mỗi năm học được chia làm hai học kỳ, mỗi học kỳ ngắn nhất là 18 tuần./.