Giới thiệu đơn vị

Giới thiệu Khoa Công nghệ Thông tin

 Hình: Tập thể GV cơ hữu Khoa Công nghệ Thông tin 

Khoa Công nghệ Thông tin được thành lập từ năm học 2018-2019 trên cơ sở Tổ Tin học thuộc Khoa Điện-Điện tử (từ năm 2001) và Trung tâm Ngoại ngữ-Tin học (từ năm 2014).

Năm 2001 Tổ Tin học chuyên giảng dạy các môn học chung và các lớp bồi dưỡng-chuyên đề CNTT, đến năm 2005 Trường Dạy nghề (tên Trường lúc bấy giờ) được phép đào tạo nghề Kỹ thuật Sửa chữa-Lắp ráp Máy tính, đến năm 2010 được phát triển đào tạo thêm nghề Quản trị Mạng Máy tính (thuộc nhóm ngành Công nghệ thông tin)

Các nghề đào tạo hiện nay:

 - Cao đẳng Quản trị Mạng Máy tính (Nghề này thuộc nhóm ngành Công nghệ Thông tin)- tốt nghiệp văn hóa 12/12- học 2,5 năm

 - Trung cấp Quản trị Mạng Máy tính (hoàn thành văn hóa 12/12- học 1,5 năm; nếu tốt nghiệp 9/12- học 3 năm)

 - Trung cấp Kỹ thuật Sửa chữa -Lắp ráp Máy tính (hoàn thành văn hóa 12/12- học 1,5 năm; nếu tốt nghiệp 9/12- học 3 năm)

* Ngoài ra, Khoa CNTT còn đào tạo các lớp ngắn hạn, bồi dưỡng, chuyên đề ứng dụng tin học như:

          - Chương trình đào tạo Chứng chỉ Kỹ năng CNTT (thay cho chứng chỉ tin học A, B trước đây)

          - Chương trình đào tạo Chứng chỉ Corel

          - Chương trình đào tạo Chứng chỉ Autocad

          - Chương trình đào tạo Chứng chỉ lập trình Vi điều khiển (trên chíp 89xx, PIC, AVR, Arduino...)

          - Chương trình đào tạo Chứng chỉ lập trình điều khiển tự động (trên PLC, ZEN,...)

          - Chương trình đào tạo Tin học văn phòng

          -Chương trình đào tạo GIấy chứng nhận ngoại ngữ,...

Hiện nay Khoa Công nghệ thông tin có 4 giảng viên, ngoài ra còn có các giảng viên khác được giảng dạy theo từng thời điểm đào tạo (các GV đang làm việc tại các bộ phận khác).

Các Thành viên- Giảng viên cơ hữu trong Khoa:  

Phụ trách TT Tin học-Ngoại ngữ; Trưởng Khoa Công nghệ Thông tin:  Văn Sỹ Nghi, ĐT-Zalo: 09 1415 4747; vansynghi@cdnpy.edu.vn

Giảng viên, ThS.Trần Thị Thu Tuyền, giảng dạy và phụ trách các môn Kỹ thuật cơ sở, môn nghề;  ĐT 079 946 9176; tranthithutuyen@cdnpy.edu.vn

Giảng viên, ThS.Nguyễn Văn Thía, giảng dạy và phụ trách chuyên SC máy tính; ĐT 0905675808; nguyenvanthia@cdnpy.edu.vn

Giảng viên, ThS.Nguyễn Hữu Trực, giảng dạy và phụ trách chuyên Quản trị Mạng Máy tính. ĐT 0906845546; nguyenhuutruc@cdnpy.edu.vn

 

Các câu hỏi thường gặp:

* Học Nghề Quản trị Mạng Máy tính, học nghề này làm gì:

- Sửa chữa các hệ thống mạng máy tính (nhiều máy vi tính ghép với nhau thành hệ thống mạng máy tính)

- Sửa chữa hư hỏng của máy vi tính

- Lắp đặt hệ thống mạng máy tính, máy chủ- máy cá nhân.

- SC các dây cáp mạng, lắp đặt mạng, bấm dây cáp...

- Lập trình ứng dụng; Quản lý máy chủ -phân quyền sử dụng dữ liệu cho các máy con

- Các cơ quan làm việc đều có hệ thống các máy tính nối nới nhau, nghề này sẽ quản lý cho hệ thống máy máy tính làm việc ổn định, an toàn.

- Lắp đặt camera giám sát, quản lý theo dõi thông tin...

- Ứng dụng một số phần mềm để trở thành người sử dụng máy tính thành thạo.

- Lập trình điều khiển tự động, điều khiển từ xa qua điện thoại ...

- Hiểu biết các kiến thức về CNTT hiện nay.

- Làm việc tại các nhà máy-các phòng NET, các cơ quan công sở; mở tiệm Sửa chữa, buôn bán kinh doanh máy tính...

- Được học nâng cao lên CĐ, ĐH

- Nghề này học nhẹ nhàng, ngồi trong phòng máy tính, dễ học- dễ làm theo nghề

* Học nghề Kỹ thuật Sửa chữa & Lắp ráp Máy tính, học nghề này làm gì:

Sửa chữa được máy vi tính (ngày nay- đa số nhà nào cũng có máy tính, dễ làm nghề)

- Sửa chữa máy vi tính hư hỏng (làm nghề sc máy tính- mở tiệm-kinh doanh-mua bán các thiết bị liên quan máy tính, máy in, ...)

- Lắp ráp thành máy vi tính (mua đồ về lắp thành bộ máy vi tính hoàn chỉnh).

- Sử dụng thành thạo các ứng dụng trên máy tính (ứng dụng máy tính để làm việc quản lý các công việc chuyên môn khác)

- Cài đặt các chương trình trên máy tính (thao tác sửa chữa cài đặt chương trình)

- Sửa chữa hệ thống mạng máy tính (như phòng NET, thiết kế phòng mạng máy tính,...)

- Lắp ráp, cài đặt camera giám sát...

- Lập trình điều khiển tự động bằng vi điều khiển, điều khiển từ xa qua điện thoại ...

- Được học nâng cao lên CĐ, ĐH

- Nghề này học nhẹ nhàng, ngồi trong phòng máy tính, dễ học- dễ làm theo nghề

(nghề SCMT hơi giống nghề QTM nhưng nặng hơn về phần sửa chữa thiết bị máy tính, còn nghề QTM thì nặng hơn phần quản trị hệ thống mạng)

Trước làn sóng phát triển công nghệ số, mọi hoạt động trong cuộc sống (việc làm, giải trí, liên lạc…) giờ đây bỗng trở nên dễ dàng qua một chiếc laptop, smartphone… công nghệ thông tin trở thành ngành nghề “len lõi” ở mọi nơi, mọi lĩnh vực. Nhiều doanh nghiệp trong nước luôn trong tình trạng thiếu nhân sự IT, liên tục có các đợt tuyển dụng lớn. Theo đó, nhu cầu nhân lực công nghệ thông tin sẽ tăng (đến 13%) mỗi năm với cơ hội việc làm rất đa dạng.

 

Giới thiệu về ngành/nghề  Cao đẳng Quản trị mạng máy tính

1. Giới thiệu chung về ngành, nghề

Quản trị mạng máy tính trình độ cao đẳng là ngành, nghề thực hiện các công việc cài đặt, hỗ trợ, quản lý mạng và hệ thống máy tính giúp thông tin luôn được lưu thông; thiết kế, xây dựng và triển khai hệ thống mạng, duy trì phần cứng và phần mềm mạng, khắc phục sự cố mạng và đảm bảo an ninh mạng, tính khả dụng và các tiêu chuẩn hiệu suất, đáp ứng yêu cầu bậc 5 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam.

Người làm việc trong ngành/nghề Quản trị mạng máy tính làm việc tại các cơ quan, đơn vị chuyên ngành, các cơ quan đơn vị hành chính sự nghiệp, các dịch vụ thuộc các thành phần mạng máy tính. Người làm việc trong ngành/nghề Quản trị mạng máy tính là người có kiến thức lý thuyết rộng, kiến thức thực tế cần thiết, kỹ năng thực hành chuyên sâu, sáng tạo vào thực tế công tác và tự học tập. Người hành nghề cần phải có đủ sức khỏe, có tâm về nghề nghiệp và có khả năng tổ chức và quản lý công việc.

Khối lượng kiến thức tối thiểu: 2.500 giờ (tương đương 90 tín chỉ).

2. Về kiến thức

- Trình bày được các kiến thức cơ bản về máy tính;

- Trình bày được kiến thức nền tảng về mạng máy tính;

- Phân tích được nhu cầu sử dụng hệ thống mạng của khách hàng;

- Phân tích được nhu cầu nâng cấp, tối ưu hóa hệ thống mạng.

- Xác lập được mô hình, chính sách mạng;

- Trình bày được nguyên tắc, phương pháp để hoạch định, thiết kế và xây dựng, cài đặt và cấu hình, vận hành và quản trị, bảo trì, sửa chữa và nâng cấp hệ thống mạng máy tính;

- Xác định được chức năng, hoạt động của thiết bị mạng trong hệ thống;

- Trình bày được quy trình kiểm tra các thiết bị mạng, thông mạng;

- Trình bày chính xác cấu trúc và vai trò của các dịch vụ mạng, các kiến thức mạng máy tính, quản trị mạng;

- Xác định được các yêu cầu khai thác, cập nhật dữ liệu, tạo báo cáo trong phần mềm;

- Mô tả được các bước lập báo cáo về hiệu suất sử dụng mạng;

- Trình bày được các kiến thức cơ bản về phát triển các ứng dụng trên mạng;

- Xác định được mô hình, hệ thống mạng cần thiết cho việc khai thác dịch vụ CNTT;

- Mô tả được cách thiết kế và lắp đặt mạng không dây;

- Liệt kê được các nguy cơ, sự cố mất an ninh, an toàn dữ liệu cũng như đề xuất được các giải pháp xử lý sự cố; Phân loại được các loại vi-rút và các phần mềm diệt vi-rút;

- Phân tích, đánh giá được mức độ an toàn của hệ thống mạng và các biện pháp bảo vệ hệ thống mạng ;

- Xác định được quy trình bàn giao ca, ghi nhật ký công việc;

- Xác định được các tiêu chuẩn an toàn lao động;

- Trình bày được những kiến thức cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội, pháp luật, quốc phòng an ninh, giáo dục thể chất theo quy định.

3. Về kỹ năng

Sử dụng được công nghệ thông tin cơ bản theo quy định;

- Khai thác được các ứng dụng trên hệ thống mạng;

- Thiết kế, xây dựng và triển khai được hệ thống mạng cho doanh nghiệp nhỏ và trung bình;

- Cài đặt, cấu hình và quản trị được hệ thống mạng sử dụng hệ điều hành máy chủ;

- Cài đặt, cấu hình và quản trị được các dịch vụ: DNS, DHCP, RRAS, Web, Mail;

- Cấu hình chính xác các thiết bị mạng thông dụng: Switch, Router,...;

- Đánh giá được hệ thống bảo mật, mã hóa được dữ liệu;

- Xây dựng và triển khai được hệ thống tường lửa bảo vệ hệ thống mạng;

- Bảo trì, sửa chữa và nâng cấp được phần mềm và phần cứng của hệ thống mạng;

- Xây dựng được các ứng dụng đơn giản trên hệ thống mạng;

- Đánh giá, lựa chọn được thiết bị hệ thống mạng không dây;

- Bảo dưỡng và khắc phục được lỗi hệ thống mạng không dây;

- Kèm cặp, hướng dẫn được các thợ bậc thấp hơn;

- Ghi được nhật ký cũng như báo cáo công việc, tiến độ công việc;

- Thực hiện được các biện pháp vệ sinh công nghiệp, an toàn lao động;

- Giao tiếp hiệu quả thông qua viết, thuyết trình, thảo luận, đàm phán, làm chủ tình huống;

- Quản lý nhóm, giám sát được hệ thống công nghệ thông tin vừa và nhỏ;

- Lập kế hoạch, phân công và giám sát được công việc của nhóm;

- Quản lý được các sự cố và tình huống khẩn cấp;

- Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản, đạt bậc 2/6 trong Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam; ứng dụng được ngoại ngữ vào công việc chuyên môn của ngành, nghề.

4. Mức độ tự chủ, chịu trách nhiệm

- Thực hiện đạo đức, ý thức về nghề nghiệp, trách nhiệm công dân, có đạo đức, tác phong nghề nghiệp, thái độ phục vụ tốt; động cơ nghề nghiệp đúng đắn, tôn trọng bản quyền; cần cù chịu khó và sáng tạo trong công việc; Ý thức tổ chức kỷ luật lao động và tôn trọng nội quy của cơ quan, doanh nghiệp;

- Sáng tạo trong công việc, thích nghi được với các môi trường làm việc khác nhau (doanh nghiệp trong nước, doanh nghiệp nước ngoài);

- Chấp hành tốt các quy định pháp luật, chính sách của nhà nước;

- Thực hiện trách nhiệm với kết quả công việc của bản thân và nhóm trước lãnh đạo cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp;

- Giải quyết tốt công việc, vấn đề phức tạp trong điều kiện làm việc thay đổi;

- Hướng dẫn tối thiểu, giám sát cấp dưới thực hiện nhiệm vụ xác định;

- Đánh giá được chất lượng sản phẩm sau khi hoàn thành kết quả thực hiện của các thành viên trong nhóm.

5. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp

Sau khi tốt nghiệp người học có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí việc làm của ngành, nghề bao gồm:

- Phân tích và thiết kế hệ thống mạng;

- Lắp đặt, cấu hình hệ thống mạng;

- Triển khai dịch vụ mạng và quản trị đối tượng sử dụng mạng;

- Quản trị hệ thống phần mềm;

- Bảo trì và sửa chữa hệ thống mạng;

- Quản trị mạng máy tính;

- Giám sát hệ thống mạng.

6. Khả năng học tập, nâng cao trình độ

- Khối lượng khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp ngành, nghề Quản trị mạng máy tính trình độ cao đẳng có thể tiếp tục phát triển ở các trình độ cao hơn;

- Người học sau tốt nghiệp có năng lực tự học, tự cập nhật những tiến bộ khoa học công nghệ trong phạm vi ngành, nghề để nâng cao trình độ hoặc học liên thông lên trình độ cao hơn trong cùng ngành nghề hoặc trong nhóm ngành, nghề hoặc trong cùng lĩnh vực đào tạo.

 

Giới thiệu về ngành/nghề  Trung cấp kỹ thuật sửa chữa, lắp ráp máy tính

1. Giới thiệu chung về ngành, nghề

Kỹ thuật sửa chữa, lắp ráp máy tính trình độ trung cấp là ngành, nghề thực hiện: Sửa chữa các thành phần cơ bản của hệ thống máy tính; sửa chữa, bảo dưỡng thiết bị ngoại vi của hệ thống máy tính; sửa chữa màn hình; sửa chữa máy in; lắp ráp phần cứng hệ thống máy tính; cài đặt phần mềm; thiết kế, lắp đặt hệ thống mạng; sửa chữa máy tính xách tay; bảo dưỡng máy tính xách tay; bảo dưỡng hệ thống máy tính; nâng cấp hệ thống máy tính.

Người làm nghề Kỹ thuật sửa chữa, lắp ráp máy tính thường làm việc tại các công ty có trang bị hệ thống máy tính, các thiết bị văn phòng; các tòa nhà có trang bị hệ thống máy tính; các công ty kinh doanh máy tính và các thiết bị công nghệ thông tin, hãng sản xuất, bảo trì máy tính, thiết bị, linh kiện máy tính.

Người làm nghề Kỹ thuật sửa chữa, lắp ráp máy tính đòi hỏi tính cẩn trọng, an toàn điện, điện tử; có phương pháp tư duy khoa học, sáng tạo, có khả năng làm việc độc lập hoặc theo nhóm; có trình độ tiếng Anh, đọc và hiểu một phần các tài liệu tiếng Anh chuyên ngành; có ý thức tổ chức kỷ luật, có sức khoẻ, lòng yêu nghề, có ý thức đầy đủ với cộng đồng và xã hội, đáp ứng yêu cầu bậc 4 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam.

Khối lượng kiến thức tối thiểu: 1.450 giờ (tương đương 55 tín chỉ).

2. Kiến thức

- Trình bày được các kiến thức cơ bản về máy tính, điện tử máy tính, mạng máy tính;

- Xác định được cấu tạo, nguyên lý hoạt động của các thành phần trong hệ thống máy tính;

- Đọc và hiểu các thông số kỹ thuật của các thành phần phần cứng máy tính;

- Trình bày được nguyên lý và phương thức lưu trữ dữ liệu trong máy tính;

- Trình bày được nguyên lý làm việc của hệ điều hành;

- Trình bày được các kiến thức cơ bản về lập trình trên máy tính;

- Mô tả được việc lắp ráp, cài đặt, sửa chữa và bảo trì hệ thống máy tính, màn hình máy tính, máy in;

- Mô tả được việc tháo lắp, cài đặt, và bảo dưỡng máy tính xách tay;

- Phân tích, thiết kế hệ thống mạng cho doanh nghiệp;

- Phân tích, đánh giá  được hiện trạng hệ thống máy tính, lập kế hoạch nâng cấp hệ thống máy tính và mạng máy tính;

- Trình bày được những kiến thức cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội, pháp luật, quốc phòng an ninh, giáo dục thể chất theo quy định.

3. Kỹ năng

- Sử dụng được công nghệ thông tin cơ bản theo quy định;

- Lắp đặt được hệ thống máy tính và các thành phần, thiết bị ngoại vi;

- Lắp ráp, cài đặt, cấu hình được hệ điều hành và các ứng dụng phần mềm;

- Chẩn đoán được, sửa chữa được phần cứng máy tính, màn hình máy tính và máy in;

- Chẩn đoán được và xử lý được các sự cố phần mềm máy tính;

- Bảo trì, sửa chữa và nâng cấp được phần mềm và phần cứng máy tính;

- Thiết kế, lắp đặt và bảo dưỡng được mạng hệ thống mạng;

- Thực hiện được việc tổ chức, quản lý một tổ kỹ thuật, một cửa hàng lắp ráp, bảo trì, bảo dưỡng máy tính;

- Sử dụng được công nghệ thông tin cơ bản theo quy định; ứng dụng công nghệ thông tin trong một số công việc chuyên môn của ngành, nghề;

- Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản, đạt bậc 1/6 trong Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam; ứng dụng được ngoại ngữ vào một  số công việc chuyên môn của ngành, nghề.

4. Mức độ tự chủ, chịu trách nhiệm

- Thực hiện công việc có đạo đức, ý thức về nghề nghiệp, trách nhiệm công dân, thái độ phục vụ; động cơ nghề nghiệp đúng đắn, tôn trọng bản quyền, sở hữu trí tuệ trong ứng dụng phần mềm. Cần cù, chịu khó và sáng tạo, thực hiện tốt kỷ luật lao động và tôn trọng nội quy của cơ quan, doanh nghiệp;

- Thích nghi được với các môi trường làm việc khác nhau (doanh nghiệp trong nước, doanh nghiệp nước ngoài);

- Thực hiện trách nhiệm với kết quả công việc của bản thân và nhóm trước lãnh đạo cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp;

- Đánh giá được chất lượng sản phẩm sau khi hoàn thành kết quả thực hiện của cá nhân và trong nhóm.

5. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp

Sau khi tốt nghiệp người học có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí việc làm của ngành, nghề bao gồm:

- Cài đặt, cấu hình phần mềm;

- Lắp ráp, bảo trì máy tính;

- Sửa chữa máy tính;

- Sửa chữa màn hình máy tính, máy in;

- Phân tích và thiết kế hệ thống mạng;

- Lắp đặt hệ thống mạng.

6. Khả năng học tập, nâng cao trình độ

- Khối lượng khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp ngành, nghề Kỹ thuật sửa chữa, lắp ráp máy tính trình độ trung cấp có thể tiếp tục phát triển ở các trình độ cao hơn;

- Người học sau tốt nghiệp có năng lực tự học, tự cập nhật những tiến bộ khoa học công nghệ trong phạm vi ngành, nghề để nâng cao trình độ hoặc học liên thông lên trình độ cao hơn trong cùng ngành nghề hoặc trong nhóm ngành nghề hoặc trong cùng lĩnh vực đào tạo.