Chương trình Trung Cấp

Chương trình Trung cấp Khoa May (áp dụng từ năm 2021)

10:06 | 27/02/2022

Chương trình Trung cấp May thời trang 

Tên nghề: May Thời Trang

Mã nghề: 5540204

Trình độ đào tạo: Trung cấp

Hình thức đào tạo: Chính qui

Đối tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp Trung học cơ sở  trở lên

Thời gian đào tạo: 1,5 năm

1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NGÀNH, NGHỀ.

May thời trang trình độ trung cấp là ngành, nghề mà người hành nghề thực hiện các công việc thiết kế, cắt, may các kiểu sản phẩm may từ cơ bản đến phức tạp, những sản phẩm áo sơ mi nam nữ, quần âu nam nữ, váy, áo Jacket, áo Vest nữ, thực hiện chuyên sâu ở lĩnh vực tư vấn, thiết kế và may các sản phẩm thời trang đơn chiếc theo đơn đặt hàng tại các cửa hàng may đo hoặc sản xuất hàng loạt số lượng lớn trong các công ty may sản phẩm thời trang, đáp ứng yêu cầu bậc 4 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam.

Người hành nghề May thời trang thực hiện tại các cửa hàng may đo thời trang, các cơ sở may vừa và nhỏ, các công ty, xí nghiệp may các sản phẩm thời trang… 

Người làm nghề May thời trang cần phải có sức khoẻ tốt, có đạo đức nghề nghiệp, có kiến thức về chuyên môn và kỹ năng nghề đáp ứng được vị trí công việc, có kiến thức về mỹ thuật và sở thích thẩm mỹ, có khả năng giao tiếp tốt để tư vấn thời trang cho khách hàng, tư vấn về nghề.

2. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO:

2.1. Mục tiêu chung:

- Đào tạo nguồn nhân lực kỹ thuật trực tiếp trong sản xuất, dịch vụ có trình độ trung cấp nhằm trang bị cho người học kiến thức và năng lực chuyên môn các công việc trong ngành May thời trang, có khả năng làm việc độc lập và tổ chức làm việc theo nhóm; có khả năng sáng tạo, ứng dụng kỹ thuật, công nghệ vào công việc; giải quyết được các tình huống phức tạp trong thực tế; có đạo đức lương tâm nghề nghiệp, ý thức tổ chức kỷ luật, tác phong công nghiệp; có sức khoẻ tạo điều kiện cho người học sau khi tốt nghiệp có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc tiếp tục học lên trình độ cao hơn, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế;

- Có năng lực ngoại ngữ bậc 1/6 Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam hoặc tương đương;

- Có kiến thức về công nghệ thông tin căn bản đáp ứng yêu cầu công việc.

2.2. Mục tiêu cụ thể:

- Kiến thức:

Trình bày được kiến thức về an toàn lao động vào quá trình thực hiện các nhiệm vụ cơ bản của nghề;                                            

Trình bày được nguyên lý, tính năng, tác dụng của các thiết bị trên dây chuyền may;

Trình bày được phương pháp may các kiểu áo sơ mi nam nữ, quần âu nam nữ, váy, áo Jăckét;

Phân tích được quy trình công nghệ may các loại sản phẩm;

Trình bày được các sự cố tình huống xảy ra trong quá trình thực hiện công việc;

Phân tích được các nguyên nhân sai hỏng, sự cố phát sinh;

Phân tích được quy trình, phương pháp kiểm tra chất lượng sản phẩm;

Trình bày được những kiến thức cơ bản về 5S;

Trình bày được những kiến thức cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội, pháp luật, quốc phòng an ninh, giáo dục thể chất theo quy định.

Kỹ năng:

Phân biệt và lựa chọn được vật liệu may phù hợp với kiểu dáng sản phẩm và đối tượng sử dụng;

Tổ chức thực hiện được các biện pháp về an toàn lao động, vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ; sơ cứu được một số tình huống tai nạn thường xảy ra tại nơi làm việc; 

Thiết kế được các kiểu áo sơ mi nam nữ, quần âu nam nữ, áo Jăcket;

Vận hành, sử dụng thành thạo các thiết bị may cơ bản, thiết bị may điện tử, các thiết bị chuyên dùng ngành may;

Cắt, may được các kiểu áo sơ mi nam nữ, quần âu nam nữ, áo Jackét;

Xây dựng được quy trình công nghệ lắp ráp các loại sản phẩm may;

Phát hiện, xử lý được những sự cố thông thường trong quá trình may sản phẩm;

Sử dụng được đồ gá, ke, cữ…;

Vận dụng được các kiến thức 5S vào quá trình thực hiện từng công việc cụ thể;

Sử dụng được công nghệ thông tin cơ bản theo quy định; ứng dụng công nghệ thông tin trong một số công việc chuyên môn của ngành, nghề;

Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản, đạt bậc 1/6 trong Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam; ứng dụng được ngoại ngữ vào một  số công việc chuyên môn của ngành, nghề.

Mức độ tự chủ và trách nhiệm

Tuân thủ và chấp hành tốt nội quy, quy định của tổ chức;

Có khả năng làm việc độc lập hoặc phối hợp làm việc nhóm để giải quyết công việc chung;

Chủ động, sáng tạo, linh hoạt trong công việc;

Có khả năng thích nghi trong môi trường làm việc có áp lực cao;

Có ý thức trách nhiệm, gương mẫu trong quá trình làm việc;

Có tác phong công nghiệp trong quá trình làm việc;

Thân thiện, hoà nhã với bạn bè đồng nghiệp;

Chịu trách nhiệm với những nhiệm vụ và công việc được giao;

Chịu trách nhiệm với những quyết định của bản thân đưa ra.

2.3. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp

Sau khi tốt nghiệp người học có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí việc làm của ngành, nghề bao gồm:

May dây chuyền;

May đo thời trang;

May mẫu;

Giám sát triển khai sản xuất;

Kiểm tra chất lượng sản phẩm.

2.4. Khả năng học tập, nâng cao trình độ

Khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp ngành, nghề May thời trang, trình độ trung cấp có thể tiếp tục phát triển ở các trình độ cao hơn;

Người học sau tốt nghiệp có năng lực tự học, tự cập nhật những tiến bộ khoa học công nghệ trong phạm vi ngành, nghề để nâng cao trình độ hoặc học liên thông lên trình độ cao hơn trong cùng ngành, nghề hoặc trong nhóm ngành, nghề hoặc trong cùng lĩnh vực đào tạo.

3. KHỐI LƯỢNG KIẾN THỨC VÀ THỜI GIAN CỦA KHOÁ HỌC:

Số lượng môn học, mô đun: 22

Khối lượng kiến thức toàn khóa học: 66 tín chỉ

Tổng thời gian là 1575 giờ

+  Khối lượng các môn học chung: 255 giờ

+  Khối lượng các môn học, mô đun chuyên môn: 1.320 giờ

Khối lượng lý thuyết: 401 giờ; chiếm  25,5 %

Thực hành, thực tập, thí nghiệm: 1174 giờ; chiếm 74,5%

Trong đó, khối lượng giờ thực tập là  330 giờ, chiếm 21%

4.  NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH:

 

Mã MH, MĐ

Tên môn học, môđun

Số tín chỉ

  Thời gian học tâp ( giờ)

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành/ thực tập/thí nghiệm/bài tập/ thảo luận

Kiểm tra

I

 Các môn học chung

16

255

94

148

13

MH 01A

Giáo dục chính trị 1

2

30

15

13

2

MH 02A

Pháp luật 1

1

15

9

5

1

MH 03A

Giáo dục thể chất 1

2

30

4

24

2

MH 04A

Giáo dục quốc phòng an ninh 1

3

45

21

21

3

MH 05A

Tin học 1

2

45

15

29

1

MH 06A

Tiếng Anh 1

6

90

30

56

4

II

Các môn học, mô đun đào tạo nghề

II.1

Các môn học, mô đun kỹ thuật cơ sở

4

60

56

 

4

MH 07

Vật liệu may - vẽ kỹ thuật ngành may

2

30

28

 

2

MH 08

Thiết bị may và An toàn LĐ

2

30

28

 

2

II.2

Các môn học, mô đun chuyên môn nghề

46

1260

251

970

39

MĐ 09

Thiết kế áo sơ mi, quần âu

3

75

15

57

3

MĐ 10

May áo sơ mi nam, nữ

6

165

15

144

6

MĐ 11

May quần âu nam, nữ

5

135

15

115

5

MĐ 12

Thiết kế  áo Jacket

2

45

15

28

2

MĐ 13

May áo jacket nam

4

105

15

86

4

MĐ 14

Thiết kế  váy, áo váy

2

45

15

28

2

MĐ 15

May váy, áo váy

3

75

15

57

3

MĐ 16

May các sản phẩm nâng cao

5

120

30

85

5

MĐ 17

Thiết kế mẫu công nghiệp

3

75

15

57

3

MH 18

Tiếng Anh chuyên ngành

2

30

15

13

2

MH 19

Quản lý chất lượng sản phẩm

2

30

28

 

2

MH 20

Công nghệ sản xuất

2

30

28

 

2

MĐ 21

Thực tập sản xuất

3

135

15

120

 

MĐ 22

Thực tập tốt nghiệp

4

195

15

180

 

TỔNG CỘNG

66

1575

401

1118

56

                     

5. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH

5.1.  Các môn học chung bắt buộc do bộ Lao động  - Thương binh và Xã hội phối hợp với các Bộ /ngành tổ chức xây dựng và ban hành để  áp dụng thực hiện.

5.2. Nội dung và thời gian cho các hoạt động ngoại khóa:

Nhằm mục đích giáo dục toàn diện, để học sinh có được nhận thức đầy đủ về nghề nghiệp đang theo học, Trường sẽ bố trí tham quan, học tập dã ngoại tại một số xí nghiệp hay sơ sở sản xuất kinh doanh phù hợp với nghề đào tạo.

Thời gian cho hoạt động ngoại khóa được bố trí ngoài thời gian đào tạo chính khóa vào thời điểm thích hợp.

5.3. Tổ chức thi kết thúc môn học, mô đun:

Thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;

Kiểm tra định kỳ được thực hiện theo kế hoạch được quy định trong chương trình môn học, mô-đun;

Thi kết thúc môn học, mô đun được áp dụng hoặc kết hợp các hình thức: Viết, vấn đáp, trắc nghiệm, bài tập, thực hành, tích hợp.

+ Thi viết và thực hành:

TT

Số giờ

Lý thuyết

Thực hành/tích hợp

Ghi chú

1

Từ 30 –  dưới 60

60 phút

4 giờ

 

2

Từ 60 -  dưới 120

90 phút

4 giờ

 

3

Từ 120 trở lên

120 phút

8 giờ

 

+ Thi vấn đáp:

Thi vấn đáp có thời gian cho 1 thí sinh là 40 phút chuẩn bị và 20 phút trả lời;

Riêng các môn học/mô đun đặc thù thời gian làm bài cụ thể do Hiệu trưởng xem xét quyết định.

+ Thi trắc nghiệm:

Dưới 60 giờ: Từ 40 – 50  câu với thời gian kiểm tra 40 – 50 phút;

Từ 60 giờ trở lên: Từ 50 - 60 câu với thời gian kiểm tra 50 - 60 phút.

5.4. Tổ chức thi tốt nghiệp và xét công nhận tốt nghiệp:

+ Người học phải học hết chương trình đào tạo theo từng ngành, nghề và có đủ điều kiện thì sẽ được dự thi tốt nghiệp;

+ Nội dung thi tốt nghiệp bao gồm: môn Chính trị; Lý thuyết tổng hợp nghề nghiệp; Thực hành nghề nghiệp;

+ Thời gian thi tốt nghiệp:

Môn thi

Hình thức thi

Thời gian thi

1/ Chính trị

Viết

90 phút

Trắc nghiệm

45 – 60 phút

2/ Kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp

 

 

Lý thuyết tổng hợp nghề nghiệp

Viết, trắc nghiệm

120 phút

Vấn đáp

40 phút chuẩn bị và 20 phút trả lời/1 thí sinh

Thực hành nghề

Bài thi thực hành

8 - 24 giờ

+ Thời gian bảo vệ chuyên đề, khóa luận tốt nghiệp: Không quá 60 phút/thí sinh;

+ Hiệu trưởng căn cứ vào kết quả thi tốt nghiệp, kết quả bảo vệ chuyên đề, khóa luận tốt nghiệp của người học và các quy định liên quan để xét công nhận tốt nghiệp, cấp bằng tốt nghiệp theo quy định của trường.

5.5. Các chú ý khác:

Quy định về đơn vị thời gian và quy đổi thời gian trong chương trình đào tạo như sau:

+ Đơn vị thời gian trong kế hoạch đào tạo được tính bằng tuần và giờ học;

+ Thời gian học tập trong kế hoạch đào tạo được quy đổi như sau:

Một giờ học lý thuyết là 45 phút; một giờ học thực hành/thực tập/thí nghiệm/bài tập/thảo luận là 60 phút; một giờ học lý thuyết kết hợp với thực hành là 60 phút;

Một ngày học thực hành, thí nghiệm, thảo luận, bài tập không quá 8 giờ học;

Một ngày học lý thuyết không quá 6 giờ học.

+ Mỗi tuần không học quá 40 giờ thực hành, thí nghiệm, thảo luận, bài tập hoặc 30 giờ lý thuyết;

+ Mỗi năm học được chia làm hai học kỳ, mỗi học kỳ ngắn nhất là 18 tuần./.