Giới thiệu đơn vị

Giới thiệu khoa Kinh tế Du lịch

11:09 | 19/07/2021

KHOA KINH TẾ - DU LỊCH

Trần Thị Thúy Hằng

Thạc Sĩ Quản trị kinh doanh; Cử nhân kinh tế chuyên ngành Quản trị kinh doanh du lịch – khách sạn

Chức vụ Trưởng Khoa Kinh tế - Du lịch; Giảng viên

Điện thoại liên lạc: 0935450450/0856644307

Email: tranthithuyhang@cdnpy.edu.vn

Trần Công Hòa

Thạc Sĩ Quản trị dịch vụ du lịch & Lữ hành; Cử nhân kinh tế chuyên ngành Quản trị kinh doanh du lịch – khách sạn

Chức vụ Bí thư Đoàn trường; Giảng viên

Điện thoại liên lạc: 0931944439/0944406988

Email: tranconghoa@cdnpy.edu.vn

Phạm Thùy Linh

 

Thạc Sĩ Quản trị dịch vụ du lịch & Lữ hành; Cử nhân kinh tế chuyên ngành Du lịch học

Chức vụ Phó Bí thư Đoàn trường; Giảng viên

Điện thoại liên lạc: 0983774518

Email: phamthuylinh@cdnpy.edu.vn

Nguyễn Thị Hồng Phương

Thạc Sĩ quản trị kinh doanh; Cử nhân kinh tế chuyên ngành tài chính

Chức vụ Giảng viên

Điện thoại liên lạc: 0364518998

Email: nguyenthihongphuong@cdnpy.edu.vn

Hồ Thị Bích Hà

Thạc Sĩ quản trị kinh doanh; Cử nhân kinh tế chuyên ngành tài chính kế toán

Chức vụ Giảng viên

Điện thoại liên lạc: 0839196668

Email: hothibichha@cdnpy.edu.vn

Nguyễn Thị Minh Trà

 

Thạc Sĩ Quản trị dịch vụ du lịch & Lữ hành; Kỹ sư Kỹ thuật nữ công

Chức vụ Giảng viên

Điện thoại liên lạc: 0979133226

Email: nguyenthiminhtra@cdnpy.edu.vn

Nguyễn Thị Ngắm

Kỹ sư Kĩ thuật nữ công

Chức vụ Giảng viên

Điện thoại liên lạc: 0382177125

Email: nguyenthingam@cdnpy.edu.vn

Đặng Đức Phong

Cử nhân Luật kinh tế

Chức vụ Quản lý Phòng thực hành

Điện thoại liên lạc: 0918119831

Email: dangducphong@cdnpy.edu.vn

 

1. Chức năng  

Là đơn vị quản lý chuyên môn của Trường, trực tiếp quản lý toàn diện quá trình tổ chức, phục vụ đào tạo theo lĩnh vực chuyên môn.

Đào tạo người lao động có kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp theo 3 cấp trình độ: Cao đẳng nghề, Trung cấp nghề và Sơ cấp nghề đáp ứng chương trình đột phá của tỉnh Phú Yên trong đào tạo nguồn nhân lực, phát triển kinh tế của địa phương.

 2. Nhiệm vụ chung

Tổ chức đào tạo nhân lực kỹ thuật trực tiếp trong sản xuất, dịch vụ ở các trình độ cao đẳng nghề, trung cấp nghề và sơ cấp nghề nhằm trang bị cho người học năng lực thực hành nghề t­ương xứng với trình độ đào tạo, có sức khoẻ, đạo đức lương tâm nghề nghiệp, ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp, tạo điều kiện cho họ có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc tiếp tục học lên trình độ cao hơn, đáp ứng yêu cầu thị trường lao động.

3. Danh mục các ngành nghề đào tạo của Khoa Kinh tế - Du lịch:

Hệ Cao đẳng:      Quản trị Khách sạn

                               Kỹ thuật chế biến món ăn

Kế toán doanh nghiệp

- Hệ Trung cấp:     Quản trị Khách sạn

                               Kỹ thuật chế biến món ăn

Kế toán doanh nghiệp

4. Cơ hội việc làm

4.1 QUẢN TRỊ KHÁCH SẠN

Giới thiệu chung về nghề

Quản trị khách sạn là nghề gắn với trách nhiệm chính là quản lý trực tiếp các hoạt động hàng ngày của các bộ phận trực tiếp và gián tiếp phục vụ khách du lịch như: lễ tân, buồng, nhà hàng, chế biến món ăn, dịch vụ giải trí,  kế toán, bán hàng và marketing, nhân sự,... Công việc chủ yếu chung nhất của nghề Quản trị khách sạn bao gồm: quản lý toàn bộ hoạt động của khách sạn (quản lý chung), quản lý bộ phận buồng, quản lý bộ phận lễ tân, quản lý bộ phận chế biến món ăn, quản lý dịch vụ khác, quản lý nhân sự hành chính, quản lý bán hàng và tiếp thị, quản lý cơ sở vật chất - kỹ thuật, quản lý tài chính, quản lý an ninh an toàn.

Nghề quản trị khách sạn đòi hỏi người lao động phải thực hiện các công việc từ thấp đến cao. Muốn thực hiện được công việc quản trị khách sạn, trước hết, người lao động phải thực hiện tốt các nghiệp vụ trực tiếp phục vụ khách hàng. Ngoài ra, nghề Quản trị khách sạn đòi hỏi nguời lao động phải có năng lực chỉ đạo, giám sát kiểm tra các công việc nêu trên và phải có trình độ ngoại ngữ thích ứng với từng cấp quản trị.

Con đường thăng tiến nghề Quản trị khách sạn được mô tả như sau: nhân viên nghiệp vụ - giám sát viên - quản trị cấp trung gian - quản trị cấp cao.

Các vị trí việc làm của nghề

- Nghề Quản trị khách sạn nhằm hướng mục tiêu người lao động có khả năng làm việc độc lập và làm việc theo nhóm tại các bộ phận lễ tân, lưu trú, ăn uống, hội nghị/hội thảo; có thể đảm đương được các vị trí nhân viên nghiệp vụ trực tiếp phục vụ khách. Đồng thời, giúp người lao động định hướng phấn đấu nâng cao trình độ về kiến thức và kỹ năng của bản thân thông qua việc học tập hoặc tích luỹ kinh nghiệm trong quá trình làm việc để có cơ hội thăng tiến trong nghề nghiệp.

- Tham gia xuất khẩu lao động.

4.2 KỸ THUẬT CHẾ BIẾN MÓN ĂN

Giới thiệu chung về nghề

Kỹ thuật chế biến món ăn là nghề kỹ thuật, trực tiếp chế biến các loại món ăn tại các cở sở kinh doanh ăn uống (khách sạn, nhà hàng…) với các nhiệm vụ cơ bản như: chuẩn bị công việc đầu ca; chế biến nước dùng; chế biến xốt; chế biến xúp, canh; chế biến sa lát, trộn; chế biến thịt gia súc, gia cầm; chế biến trứng gia cầm; chế biến thủy sản; chế biến rau, củ, quả; chế biến cơm, mỳ; chế biến bánh Á và món tráng miệng Á; chế biến bánh Âu và món tráng miệng Âu… đáp ứng các yêu cầu về chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm. Ngoài các nhiệm vụ cơ bản nói trên, người lao động còn phải thực hiện một số nhiệm vụ khác có liên quan trực tiếp đến kỹ thuật chế biến món ăn như: xây dựng thực đơn; quản lý nguyên liệu chế biến; quản lý tài sản; quản lý lao động; quản lý tác nghiệp (tổ chức sản xuất)… trong bộ phận chế biến.

Các vị trí việc làm của nghề

- Sau khi tốt nghiệp người học có thể tự đảm đương được các vị trí từ nhân viên sơ chế, nhân viên chế biến trực tiếp, thợ nấu chính, và các công việc khác trong nhà bếp; có cơ hội trở thành ca phó, ca trưởng đến tổ trưởng các tổ (sơ chế, cắt thái, sa lát, xốt, xúp, bánh và món ăn tráng miệng...), quản lý chế biến trong nhà bếp tuỳ theo khả năng cá nhân và yêu cầu của công việc cụ thể. Hoặc có thể tự mở nhà hàng riêng tùy theo điều kiện kinh tế của bản thân.

- Tham gia xuất khẩu lao động.

4.3. KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP

Giới thiệu chung về nghề

Được xem là công việc liên quan đến quản lý tiền cho cơ sở kinh doanh, nghề kế toán doanh nghiệp được gói gọn công việc là ghi chép, thu nhận, xử lý và cung cấp các thông tin tình hình hoạt động tài chính của doanh nghiệp. Như các ngành khác, kế toán đóng vai trò quan trọng đối với nền kinh tế. Hiện nay ngày càng nhiều các doanh nghiệp mở ra với qui mô khác nhau, thế nên nghề kế toán doanh nghiệp được xem là cần thiết và thiết thực cho xu hướng phát triển kinh tế. Bắt nhịp xu hướng toàn cầu, các bạn chọn nghề kế toán doanh nghiệp tại khoa kinh tế du lịch trường cao đẳng nghề Phú Yên sẽ nắm bắt được nhiều cơ  hội việc làm trong tương lai.

Các vị trí việc làm của nghề

- Đảm nhận nhiệm vụ kế toán viên tại các loại hình doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, các cơ quan thuộc khu vực quản lý nhà nước (các cơ quan tài chính, các đơn vị hành chính sự nghiệp), các tổ chức xã hội khác.

- Có khả năng tự tạo việc làm như kinh doanh với qui mô nhỏ.

- Tham gia xuất khẩu lao động.